Hai nhà khoa học Mỹ Saul Perlmutter và Adam Riess cùng với nhà khoa học Brian Schmidt mang hai quốc tịch Mỹ - Úc đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2011 nhờ những nghiên cứu của họ về siêu tân tinh, theo công bố của Hội đồng Nobel vào chiều 4.10.
“Họ đã nghiên cứu vài chục ngôi sao phát nổ, gọi là siêu tân tinh, và khám phá rằng vũ trụ đang giãn nở với tốc độ tăng nhanh. Khám phá này hoàn toàn bất ngờ thậm chí với cả những người đoạt giải”, Hội đồng Nobel thông báo và bổ sung rằng khám phá của họ đã thay đổi hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.
Một nửa giải còn lại được chia đều cho ông Brian Schmidt thuộc Nhóm Nghiên cứu Siêu tân tinh ở đại học Quốc gia Úc và Adam G. Riess thuộc Nhóm Nghiên cứu Siêu tân tinh thuộc đại học Johns Hopkins và Viện Khoa học Kính viễn vọng Vũ trụ ở Baltimore.
Kết quả đột phá đến vào năm 1998 khi một nhóm nghiên cứu do ông Perlmutter lãnh đạo và một nhóm khác do ông Schmidt đứng đầu với sự hỗ trợ của ông Riess đã đi đến cùng một kết luận gây sửng sốt rằng sự giãn nở của vũ trụ đang tăng nhanh chóng.
“Nếu sự giãn nở tiếp tục tăng tốc, vũ trụ sẽ kết thúc trong băng giá”, thông báo cho biết.
Giải Nobel Vật lý với số tiền thưởng 10 triệu Krona Thụy Điển (1,44 triệu USD) là giải thưởng thứ hai trong số sáu giải Nobel 2011 được công bố trong tháng này.
Vào hôm qua, 3.10, Hội đồng Nobel đã trao giải Nobel Y học cho nhà sinh vật học Ralph Steinman (Canada) và hai nhà khoa học Bruce A. Beutler (Mỹ) và Jules A. Hoffmann (Luxembourg).
Thông báo được đưa ra ba ngày sau khi ông Steinman qua đời vì ung thư tuyến tụy ở tuổi 68.
Trong tuần này, Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển cũng sẽ công bố giải Nobel Hóa học, Văn chương và Hòa bình. Giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào thứ hai tuần tới, 10.10.
Kể từ năm 1901 đến nay, giải Nobel Vật lý đã được trao tặng 104 lần. Chủ nhân trẻ nhất của giải Nobel Vật lý là Lawrence Bragg, người được trao giải vào năm 1915 ở tuổi 25. Bragg không chỉ là người trẻ tuổi nhất từng giành giải Nobel Vật lý mà còn là người trẻ nhất từng nhận một giải Nobel.
Người lớn tuổi nhất từng nhận giải Nobel Vật lý là Raymond Davis Jr., người ở vào tuổi 88 khi ông được trao giải vào năm 2002.
Theo Báo Thanhnien
Cơ quan Thiên văn châu Âu (ESO) ngày 3/10 thông báo ALMA - kính viễn vọng lớn nhất thế giới, có thể quan sát vũ trụ từ những hạt bụi và khí hình thành nên các ngôi sao và các hành tinh đến những bức xạ còn sót lại trong vụ nổ lớn Big Bang, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử của khoa học cũng như toàn nhân loại.
Cuối tháng 9/2011, tàu pháo TT400TP chính thức được nghiệm thu thành công tại cầu cảng của Công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là Nhà máy Z173, TP Hải Phòng). Đây là chiếc tàu pháo đầu tiên do VN sản xuất.
Tất nhiên ai cũng biết nước biển mặn, nhưng nồng độ nơi này nơi khác không giống nhau. Khi nắm được mức độ muối trong lòng đại dương, người ta sẽ dễ dàng hơn trong việc mở khóa các bí ẩn như lượng mưa hoặc dòng chảy toàn cầu.
(HBĐT) - Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa nhiều trên diện rộng nên độ ẩm không khí cao. Đây là thời điểm thường xuất hiện các dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
(HBĐT) - Sáng ngày 30/9, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN thành phố Hòa Bình đã tiến hành kiểm tra, chỉ đạo và đôn đốc các hộ dân phường Đồng Tiến sơ tán khỏi vùng nguy cơ thiên tai cao.
(HBĐT) - Theo Ban Chỉ đạo xử lý hồ Vưng, đến 7h sáng ngày 29/ 9, mực nước hồ Vưng, tại xã Đông Lai (Tân Lạc) đã hạ xuống mức 15 mét, giảm 3 mét so với lúc đỉnh.