Từ ngày trồng rau mầm gia đình ông Nguyễn Văn Dũng ở tổ 1, phường Chăm Mát (thành phố Hoà Bình) được ăn rau sạch do chính tay mình làm ra.
(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm dạy nghề của Hội LHPN tỉnh đã xây dựng và triển khai mô hình trồng rau mầm giá thể trên địa bàn thành phố Hoà Bình. 30 hội viên tham gia đã và đang phát huy hiệu quả đầu tư ít mang lại giá trị kinh tế cao.
Chị Nguyễn Thị Thoa ở tổ 1, phường Chăm Mát (TP. Hòa Bình) là một trong những hộ dân đầu tiên theo học lớp trồng rau mầm trên giá thể do Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh mở. Giờ đây, trên tầng thượng nhà chị, thường xuyên có vài giá rau mầm. 32 khay rau mầm lên xanh tốt, chị chăm chúng rất tỉ mỉ. Chị Thoa cho biết: Nhà ở giữa thành phố nên không có đất trồng rau, giờ có mô hình trồng rau sạch tại nhà không cần đất là quá tốt. Chỉ cần một khoảng trống nhỏ trong nhà, chị có thể trồng được nhiều loại rau như: rau muống, rau cải, đỗ xanh… Trồng rau mầm vừa nhàn lại mang lại hiệu quả cao. Cũng theo chị Thoa, trước đây xem trên tivi hoặc thấy người khác nói chuyện trồng rau mầm, chị nghĩ chắc là khó làm. Nhưng khi được Trung tâm dạy nghề phụ nữ tập huấn, hỗ trợ và được làm, chị thấy trồng rau mầm cũng đơn giản. Hơn nữa, khi sử dụng ai ăn cũng thấy yên tâm vì đây là sản phẩm sạch.
Cũng giống như gia đình chị Thoa, chị Vân cũng là người đầu tiên tham gia lớp tập huấn trồng rau mầm do Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh mở. Nhà chị Vân bán hàng ăn sáng, khách đến ăn rất thích nấu mì tôm với rau mầm. Chị Vân cho rằng, trồng rau mầm mang lại hiệu quả kép. Khách đến ăn, họ được tận mắt nhìn thấy cách chị trồng rau, thu hoạch đều sạch nên họ rất thích. Tôi đã trồng rau mầm được nửa năm rồi, từ hồi trồng tới giờ chưa bao giờ bị khách chê cả. Trồng rau mầm còn dễ hơn làm giá, chăm sóc đơn giản, mặt bằng rộng, rau được quang hợp tốt, hiệu quả kinh tế cao. Chị Vân cho biết.
Theo kinh nghiệm của chị Vân, trước khi thu hoạch 1 ngày, ngưng tưới nước, khi cắt rau phải dùng quạt hoặc máy thổi để cho rau khô ráo, mục đích để giảm nhiệt độ của cây rau. Sau đó cắt rau xếp vào hộp nhựa có đục 3 lỗ để thông hơi, cho vào tủ lạnh ngay (ngăn mát). Bảo quản theo cách này, rau mầm để được 3 ngày. Đặc biệt, rau mầm được trồng trên nền đất có diện tích lớn sẽ đảm bảo được tính liên tục. Rau mầm được quang hợp mạnh, sinh trưởng tốt, ngày nào cũng có rau để bán.
Cũng giống như chị Thoa, gia đình bà Lê Thị Thành ở tổ 1, phường Chăm Mát cũng tham gia trồng rau mầm. Từ hôm tham gia chương trình đến giờ, nhà bà Thành hầu như không phải đi mua rau ngoài chợ nữa, mỗi tuần còn bán được hàng chục khay. Chồng bà Thành là ông Nguyễn Văn Dũng cũng nhiệt tình tham gia chương trình trồng rau không cần đất này. Ông Dũng cho biết: Kỹ thuật trồng rau mầm cũng đơn giản, chỉ cần một lần được hướng dẫn là làm được ngay. Từ ngày tôi trồng rau trên giá, lúc nào gia đình có rau ăn. Thi thoảng có bạn bè hoặc khách đến chơi thì biếu làm quà. Cũng theo ông Dũng, rau mầm ăn ngọt, giòn phù hợp với nhiều lứa tuổi. Trong thời gian tới, ông Dũng dự định mở rộng mô hình làm rau bán ra thị trường.
Mô hình trồng rau trên giá thể, không cần đất đã và đang được nhiều hộ dân ở TP. Hòa Bình áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Trung tâm dạy nghề phụ nữ tỉnh, trồng rau trên giá đầu tư ít, nhanh thu hoạch các hộ tự sản xuất ngay tại nhà, đảm bảo vệ sinh và lợi nhuận mang lại lớn, tạo được việc làm cho nhiều lứa tuổi nhất là phụ nữ. Đến nay, từ mô hình này, nhiều người đã và đang được học tập nhân rộng ra các hộ xung quanh.
Việt Lâm
(HBĐT) - Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XV đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về việc hành lập 2 xóm mới tại khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo thuộc xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình, cụ thể:
(HBĐT) - Vào khoảng 12 giờ ngày 9/1, người dân tổ 17, phường Phương Lâm (TPHB) thấy khói nghi ngút bốc ra từ tầng 2 của gia đình bà Nguyễn Thị Ngân (số nhà 13). Khi đó, bà Ngân đang cùng con gái dọn mâm chuẩn bị ăn cơm ở tầng 1. Do cửa tầng 2 đóng kín nên đến khi hàng xóm hô hoán, bà Ngân mới phát hiện ra ngọn lửa đang bùng lên ở tầng 2 và khói đang lan lên cả tầng 3 của ngôi nhà.
(HBĐT) - Năm 2012, ngành Tư pháp đã thực hiện thẩm định 87 dự thảo văn bản QPPL gồm 26 nghị quyết, 54 quyết định, 7 chỉ thị. Tham gia đóng góp ý kiến vào 120 dự thảo văn bản gồm 14 dự thảo luật, 1 dự thảo nghị định và 105 dự thảo văn bản khác.
(HBĐT) - Tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng - chống rét và phòng ngừa bệnh hại cho các trà mạ chiêm - xuân nhằm hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết và để đảm bảo đủ lượng giống cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Đây là nội dung quan trọng trong Công văn số 01/BVTV-KT ngày 2/1/2013 vừa được Chi cục BVTV gửi đến Phòng NN&PTNT, Trạm BVTV, Trạm KN-KL các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Hạ tầng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh có Nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình đầu mối quốc gia công suất đạt 8x240MW và 10 nhà máy thủy điện nhỏ xây dựng kết hợp với hệ thống tưới tiêu, thủy lợi, phát điện phục vụ các cụm dân cư xa mạng lưới điện quốc gia với tổng công suất trên 29,6MW; ngoài ra còn có trên 2.000 máy thủy điện cực nhỏ, công suất từ 0,3 - 0,5 KW của các hộ gia đình phục vụ sinh hoạt.
(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm giống cây trồng tỉnh phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng Quốc gia thực hiện khảo nghiệm cơ bản 251 giống lúa thuần và lúa lai tại Trại Lạc Sơn.