Nông dân xóm Mõ, xã Kim Sơn (Kim Bôi) chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất.

Nông dân xóm Mõ, xã Kim Sơn (Kim Bôi) chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất.

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, trong cái rét ngọt, chúng tôi trở lại Kim Bôi - một trong những huyện đi đầu trồng rừng kinh tế của tỉnh. Từ năm 2000, huyện Kim Bôi xác định trồng rừng kinh tế là hướng XĐ-GN và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Trên những nương đồi cằn cỗi, những dãy núi đá chênh vênh hay những mảnh vườn đất đã bạc màu, nay được thay thế bằng màu xanh của cây rừng trồng. Trồng rừng đang là hướng đi đầy triển vọng của nền kinh tế nông, lâm nghiệp mang lại mùa xuân no ấm cho nhân dân ở vùng đất Mường Động.

 

Huyện Kim Bôi có tổng diện tích tự nhiên 54.950 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp 40.562 ha, chiếm trên 73% diện tích toàn huyện, riêng rừng sản xuất có diện tích trên 21.000 ha được đánh giá là địa phương có tổng diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh. Nhận thấy hiệu quả từ trồng rừng kinh tế đem lại, những năm qua, nhân dân huyện Kim Bôi đã nỗ lực trồng rừng hết diện tích. Năm 2013, huyện đã trồng mới được 2.195,3 ha rừng, đạt 219,3% kế hoạch, trong đó, rừng trồng tập trung 2.183 ha, trồng cây phân tán 12,3 ha.

 

Cùng cán bộ lâm nghiệp huyện, chúng tôi đến xã Kim Sơn. Những cánh rừng trồng vài năm tuổi, xanh xanh trên những triền đồi tít tắp khiến chúng tôi cảm nhận sức sống mới từ miền quê trước đây thuộc diện nghèo khó. Theo lời giới thiệu của lãnh đạo xã, chúng tôi về xóm Mõ thăm mô hình kinh tế rừng của gia đình anh Bùi Văn Thủy. Từ khi được giao đất theo Quyết định 02 với diện tích hơn 6 ha, vợ chồng anh chủ yếu trồng bương, luồng xen kẽ với trám. Mỗi năm thu măng, bán cây cũng thu được tầm 50 triệu đồng. Năm 2012, diện tích trồng keo gần 1 ha đã cho 1 kỳ thu hoạch thu nhập trên 50 triệu đồng vừa được trồng mới lại. Với mức  thu như vậy chưa phải là lớn nhưng so mặt bằng chung ở xã, gia đình anh được xếp vào diện có của ăn, của để, mua sắm được nhiều đồ dùng gia đình có giá trị.

 

Kim Truy là một trong các xã có phong trào trồng rừng khá mạnh, bộ mặt nông thôn và đời sống người dân ở đây được đổi thay nhờ trồng rừng. Trước đây, người dân trồng thuê cho lâm trường Kim Bôi. Xã có diện tích lâm nghiệp 470 ha, trong đó, diện tích rừng phòng hộ 170 ha, rừng sản xuất là 120 ha. 4 xóm có diện tích rừng là Trại ổi, Yên, Giếng và Cóc Lẫm. Các hộ đều được giao đất theo Quyết định 02 của Chính phủ. Cả xã có 3-5 hộ có diện tích từ 3-5 ha cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha. Tiêu biểu có hộ ông Quách Văn Quyên ở thôn Cóc Lẫm diện tích 10 ha bắt đầu trồng từ năm 2005, cho thu hoạch chu kỳ 1 năm 2012 với tổng thu nhập trên 500 triệu đồng. Hiện gia đình ông tập trung chăm sóc rừng trồng mới.

 

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Thấy được hiệu quả rõ rệt từ trồng rừng nên trồng rừng đã trở thành phong trào, nhà ít thì 2-5 ha, nhà nhiều trên chục ha. Rừng Kim Bôi đã tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định, góp phần XĐ-GN, tăng số hộ khá, giàu ở địa phương. Chủ trương của huyện vận động người dân bỏ vốn ra trồng rừng, diện tích rừng khai thác đến đâu, trồng ngay đến đó, không để diện tích rừng trống. Đồng thời tích cực chăm sóc rừng trồng, có biện pháp quản lý BVR, PCCCR, không xâm hại rừng. Việc đẩy mạnh trồng rừng đã góp phần nâng độ che phủ rừng của huyện lên 49,3%. Năm 2013, toàn huyện khai thác rừng trồng đến kỳ thu hoạch với diện tích 1.496,1 ha, sản lượng gỗ ước đạt 74.800 m3, bình quân thu nhập đạt 70-80 triệu đồng/ha, giá trị thu được hơn 100 tỷ đồng.

 

Đồng chí Đinh Tất Thắng, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Hầu hết các hộ được giao đất lâm nghiệp biết làm giàu từ mô hình trồng rừng kinh tế. Ngoài diện tích được giao, nhiều hộ còn liên doanh trồng rừng kinh tế với Công ty lâm nghiệp, lâm trường trong huyện. Các hộ trồng rừng còn thực hiện các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dưới tán rừng như nuôi lợn, nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật, xây dựng mô hình VACR liên hoàn... Dù sống trong rừng nhưng nhờ được giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng nên người dân không đốt nương làm rẫy mà tập trung trồng xen canh lấy ngắn nuôi dài, chăn nuôi... vừa đảm bảo cuộc sống, vừa bảo vệ rừng xanh.

 

 

 

                                                                               Đinh Thắng

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục