Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

(HBĐT) - Sáng 7/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì buổi họp trực tuyến về công tác ứng phó cũng như các phương án đối phó với bão mạnh, siêu bão với các thành viên Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

 

Tại hội nghị, các Bộ, ban, ngành đã đưa ra các kịch bản mô phỏng bão mạnh đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ của nước ta. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dựa vào các tiêu chí như mùa bão, các tháng nhiều bão trong năm; tần số bão trong năm; tình hình mưa do bão, khu vực ven biển của Việt Nam được chia thành 5 vùng chịu sự ảnh hưởng khác nhau của bão mạnh và siêu bão gồm: Quảng Ninh - Thanh Hóa, Nghệ An - Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng - Bình Định; Phú Yên - Khánh Hòa; Ninh Thuận - Cà Mau. Trong đó, vùng Quảng Ninh - Thanh Hóa đã từng ghi nhận cường độ bão cấp 15. Khi bão mạnh, hoặc xảy ra siêu bão, vùng ven biển Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của bão với cường độ từ cấp 12, 13 đến cấp 15, 16 kèm theo nước dâng từ 3- 6m. Đây là số liệu ban đầu hết sức quan trọng để xây dựng được các phương án phòng tránh bão lũ. Tại hội nghị, đã có 16 ý kiến của các bộ, ngành T.Ư và các địa phương phân tích, đánh giá và đưa ra cách ứng phó đối với bão mạnh và siêu bão. Ở các tỉnh ven biển và vùng trũng thấp như: Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải ứng phó với nguy cơ gió mạnh và ngập lụt do nước biển dâng; các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phải ứng phó với gió mạnh và mưa lũ sau bão…

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường cần có nghiên cứu cụ thể hơn nữa để dự báo chính xác hơn về bão và siêu bão. Phải có giải pháp cụ thể, công bố đầy đủ hơn để nâng cao năng lực dự báo bão. Các địa phương nhanh chóng xây dựng được các phương án bổ sung ứng phó với bão mạnh và siêu bão dựa trên địa hình của từng vùng. Đặc biệt, phải nâng cao công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức được sự nguy hiểm của bão lũ. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, đồng thời tuyên truyền, vận động kịp thời người dân địa phương thực hiện nghiêm túc các phương án di dời; Phân loại các công trình nhà ở, vùng nguy cơ, số dân cần sơ tán tại các vùng trong cả nước. Phó Thủ tướng đề nghị, chậm nhất tháng 6/2015 tất cả các địa phương và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phải có phương án bổ sung để phòng tránh bão mạnh và siêu bão.

 

 

 

 

                                Đinh Thắng 

 

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục