TP Hạ Long huy động các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa, lũ, ổn định cuộc sống.

TP Hạ Long huy động các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa, lũ, ổn định cuộc sống.

Sáng 29-7, UBND tỉnh Quảng Ninh có Công điện số 17/CĐ-UBND yêu cầu Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc chủ động huy động lực lượng, phương tiện kiểm tra chặt chẽ đến tận hầm lò, khai trường, nhất là các bãi thải để xử lý, khắc phục các sự cố sập đổ, sạt lở tại hầm lò, khu vực bãi thải có thể xảy ra do mưa, lũ, khẩn trương gia cố các vị trí có nguy cơ sạt lở, xung yếu; chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động phối hợp địa phương tổ chức di chuyển các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, hỗ trợ người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống; khơi thông dòng chảy, mương tiêu thoát nước bảo đảm giao thông thông suốt; sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng cứu khi có yêu cầu...

 

★Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, đến chiều 29-7, hệ thống đường dây trung áp một số nơi ở Quảng Ninh như Vân Đồn, TP Hạ Long, TP Cẩm Phả vẫn đang bị hư hỏng do mưa lũ làm đổ 41 cột điện bê-tông, tổng số 27 trạm biến áp (TBA) đang bị mất điện; hệ thống đường dây hạ áp bị gãy, đổ 48 cột điện; gần 2.140 khách hàng bị ảnh hưởng.

Ngay sau khi nước rút, Công ty Điện lực Quảng Ninh sẽ khẩn trương khắc phục sự cố, cấp điện cho khách hàng. Đối với Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (NGC), về cơ bản, các đường dây và TBA 110kV đã vận hành ổn định nhưng đơn vị vẫn đang khắc phục một số sự cố sạt lở cột, đổ hàng rào TBA. Tại huyện Mường La, Sơn La, vẫn còn mất điện hai TBA ở xã Nậm Giôn làm ảnh hưởng 107 khách hàng, dự kiến mất 10 ngày mới khắc phục xong.

★ Ngày 29-7, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) có công điện khẩn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả mưa lũ. Theo đó, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo các khuyến cáo của Bộ Y tế; triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

★ Ngày 29-7, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) TP Hải Phòng đã có Công điện số 06 yêu cầu các Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, quận, ngành, đơn vị trên địa bàn tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến mưa lũ và thời tiết nguy hiểm trên biển, kịp thời cảnh báo đến cộng đồng dân cư. ★Ngày 29-7, T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định cứu trợ khẩn cấp bước đầu tiền và hàng trị giá 160 triệu đồng. Đoàn công tác T.Ư Hội sẽ đi cứu trợ trực tiếp tại tỉnh Quảng Ninh; đồng thời khảo sát mức độ thiệt hại và nhu cầu thực tế của người dân địa phương để kịp thời có những hỗ trợ tiếp theo.

Đến nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ 45 triệu đồng cho những người bị thương, gia đình có người chết do mưa lũ, với mức hỗ trợ hai triệu đồng/người bị chết và một triệu đồng/người bị thương.

★ Chiều 29-7, tại Hà Nội, Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quốc gia đã tổ chức cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình mưa, lũ.

Tại cuộc họp báo, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết: Từ ngày 23 đến 29-7, tại Quảng Ninh đã có mưa lớn, với tổng lượng mưa ở Móng Cái là 899 mm, Quảng Hà 712 mm, Cô Tô 983 mm, Bãi Cháy 710 mm.

Tại khu vực này, lượng mưa cực đại trong một ngày so với quá khứ chưa lớn nhất nhưng tính tổng lượng mưa trong ba ngày đã đạt kỷ lục tại Quảng Ninh. Từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 29-7, khu vực Đông Bắc Bộ đã xảy ra mưa rất lớn, với lượng mưa phổ biến từ 50 đến 80 mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có mưa 90 mm; Đình Lập (Lạng Sơn) 93 mm... Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng -Thủy văn Trung ương cảnh báo, diễn biến sẽ rất phức tạp do mưa sẽ không chỉ tập trung tại khu vực Quảng Ninh mà sẽ dịch chuyển vào phía tây. Do vậy, đồng bằng Bắc Bộ, trung du và miền núi phía bắc sẽ có mưa lớn từ đêm 31-7 đến hết ngày 2-8. Lượng mưa dự kiến khoảng 200 đến 300 mm, có nơi đạt khoảng 300 đến 400 mm. Mưa vừa, mưa to hầu hết xảy ra từ chiều tối đến đêm và sáng sớm.

Theo nhận định của ông Hoàng Đức Cường, đợt mưa lần này tương tự hình thế gây mưa lớn diện rộng kỷ lục tại Bắc Bộ vào tháng 7-1986. Tuy nhiên, cường độ và diện của đợt mưa này lớn hơn năm 1986.

Ngoài ra, hệ thống sông Hồng - Thái Bình từ ngày 31-7 đến 4-8 sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 m, ở hạ lưu từ 2 đến 4 m. Đặc biệt, trong đợt lũ này, mực nước thượng lưu sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng, Bằng Giang có khả năng lên mức báo động 2 - 3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối, ngập lụt ở đô thị Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. ★Tính đến 13 giờ ngày 29-7, lượng mưa phổ biến tại tỉnh Lạng Sơn trung bình từ 29 đến 90 mm, riêng tại khu du lịch Mẫu Sơn lượng mưa cao nhất là 98 mm.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ, sạt lở đất, ngày 29-7, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng các huyện, thành phố và các ngành, các cấp: tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, thực hiện di dời khẩn cấp những hộ dân ở nơi có nguy cơ cao bị sạt lở đất, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện lưu thông; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

Đến hơn 16 giờ ngày 29-7 các lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy sáu ngư dân trên tàu TH 91278-TS bị mất liên lạc ở khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, và một ngư dân của tàu cá TH 90446-TS do anh Hoàng Văn Duẩn ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) làm thuyền trưởng bị lốc xoáy đánh chìm trên ngư trường cách đảo Cát Bà 15 hải lý. ★Trước đó, ngày 27-7, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II nhận được thông tin tàu ĐNa 90136 TS có 31 thuyền viên đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 270 hải lý về hướng đông bắc bị hỏng máy chính, không thể khắc phục. Trung tâm đã phối hợp các lực lượng tìm kiếm cứu nạn trong khu vực, cơ quan cứu nạn hàng hải Trung Quốc kịp thời cứu nạn và chăm sóc sức khỏe, y tế và khẩn trương đưa ngư dân vào bờ an toàn.

Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam gửi điện thăm hỏi người dân Quảng Ninh

Ngày 29-7, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi tới Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và nhân dân trong tỉnh, vùng bị thiệt hại do mưa lũ gây ra. Nội dung bức điện như sau: "Trong những ngày từ 26 đến 29-7-2015, tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra trận mưa lịch sử gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, nhà nước. Đặc biệt mưa lớn đã làm 17 người chết, sáu người mất tích, 33 ngôi nhà bị đổ sập hư hại hoàn toàn...

Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam xin gửi tới nhân dân, các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh lời thăm hỏi ân cần và sự chia sẻ sâu sắc trước những thiệt hại do mưa lũ gây ra. Chúng tôi đánh giá cao việc các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Ninh đã có nhiều việc làm thiết thực để tổ chức sơ tán, cứu nạn, kịp thời bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Để góp phần sẻ chia những đau thương, mất mát của các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam xin gửi 450 triệu đồng thông qua Ban Cứu trợ tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ gia đình bị nạn với mức: gia đình có người bị chết, mất tích: năm triệu đồng/người; người bị thương: ba triệu đồng/người; nhà chính bị sập, đổ, trôi hư hại hoàn toàn: 10 triệu đồng/nhà.

Cùng với hỗ trợ của Trung ương, trên cơ sở quỹ cứu trợ ở tỉnh, đề nghị Ban Cứu trợ và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phối hợp hỗ trợ gia đình bị nạn, góp phần sớm ổn định cuộc sống của nhân dân".

 

 

                                                                               Theo Báo ND

 

       

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục