Ban quản lý các KCN tỉnh tổ chức huấn luyện  ATVSLĐ tại Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam (KCN Lương Sơn).

Ban quản lý các KCN tỉnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ tại Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam (KCN Lương Sơn).

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ tai nạn lao động làm 4 người chết, 6 người bị thương. Hiện nay, các cơ quan chức năng tích cực phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp và người sử dụng lao động tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

 

Đồng chí Khuất Thị Thủy, Phó trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) cho biết: Để hạn chế thấp nhất tai nạn lao động xảy ra, các đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa chủ yếu như: Một là, các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (ATLĐ) phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ do Bộ LĐ -TB&XH ban hành. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật ATLĐ. Hai là, hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, vệ sinh lao động (VSLĐ) và cải thiện điều kiện lao động. Ba là, người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định. Bốn là, người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ phải tham dự khóa huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ thực hiện.

 

Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về ATVSLĐ cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động. Đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ. Trong quá trình hoạt động, người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.  Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu tiếp tục làm việc thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng...

 

 

P.V

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục