Ngày 25-4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã có Thông báo số 3243/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, tại cuộc họp ở Hà Tĩnh bàn về hiện tượng hải sản chết bất thường xảy ra tại vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.

 

Nội dung kết luận như sau: Ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các cơ quan chuyên môn nhanh chóng thu mẫu, xác định nguyên nhân. Kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy, cá chết bất thường không có các biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch thông thường. Các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, nguyên nhân cá chết nhanh, bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc yếu tố khác. Hiện tại, không còn thấy xuất hiện cá chết như những ngày trước đó.

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất cũng như đời sống của người dân ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, đoàn công tác yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2757/VPCP-KTN ngày 22-4-2016 của Văn phòng Chính phủ và Công văn 3179/BNN-TCTS ngày 21-4-2016 của Bộ NNPTNT về việc xử lý hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ; khẩn trương thu gom tiêu hủy cá chết theo quy định, nghiêm cấm làm thực phẩm hoặc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dưới mọi hình thức; chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác và cá nuôi. Đồng thời, tích cực tuyên truyền để người dân biết thông tin, tránh hoang mang, ổn định tâm lý.

Bộ NNPTNT giao Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 làm đầu mối tiếp tục phối hợp các đơn vị chuyên môn, nhanh chóng phân tích mẫu vật để xác định nguyên nhân, tổng hợp và báo cáo kết quả về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ NNPTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Đồng thời, phối hợp, hỗ trợ các địa phương quan trắc, giám sát môi trường nước vùng ven biển.

Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân cá chết, giao Sở NNPTNT các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường quan trắc môi trường, căn cứ thực tế của địa phương, khi thấy điều kiện bảo đảm thì tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất.

Tổng cục Thủy sản hướng dẫn các địa phương đánh giá, thống kê thiệt hại, kiến nghị và đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân khôi phục hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt gia đình chính sách, ngư dân nghèo ven biển. Đồng thời, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của địa phương, tham mưu bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Tổng cục Thủy sản chủ trì, tổng hợp kết quả phân tích nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường, báo cáo Bộ trưởng và là đầu mối phối hợp với Bộ TNMT. 

                                                    

 

                                                               Theo Báo Nhân Dân

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục