Nhằm hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập, những năm qua, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, đời sống của Nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.
Anh Trần Văn Long, xóm Quyết Tiến, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) phát triển mô hình trang trại gà cho thu nhập ổn định.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, trong đó nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương, xã Vũ Bình tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Thực hiện sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, xã đã hình thành liên kết tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu của gia đình ông Bùi Văn Nhưng ở xóm Thóng. Cùng với đó, chính quyền xã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển các mô hình trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế. Trong chăn nuôi, các tổ chức đoàn thể thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch. Nhờ đó, đàn gia súc, gia cầm của xã luôn ổn định với trên 1.400 còn trâu, bò; 4.500 con lợn; tổng đàn gia cầm 40.000 con. Bên cạnh đó, xã chú trọng công tác dồn điền đổi thửa và phát triển các sản phẩm OCOP địa phương. Hiện nay, sản phẩm OCOP "Trứng gà ăn liền Long Thoa” của xã đang trong quá trình chuẩn hóa.
Anh Trần Văn Long, chủ trang trại gà Long Thoa cho biết: Quyết tâm vượt khó, làm giàu trên mảnh đất quê hương và với tinh thần vừa làm, vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, mô hình trang trại gà của gia đình tôi đã bước đầu thành công, đem lại hiệu quả kinh tế. Trang trại gà luôn duy trì từ 11 – 12 nghìn con, cứ 3 tháng xuất chuồng 1 lứa. Tôi đang xây dựng thêm chuồng nuôi với dự kiến khoảng 15 nghìn con. Ngoài ra, để nâng cao thu nhập và xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm của địa phương, tôi đã đăng ký sản phẩm trứng gà ăn liền và được công nhận là sản phẩm OCOP. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đem lại cho gia đình nguồn thu từ 600 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ đầu năm đến nay xã đã hình thành và nhân rộng nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Triển khai thực hiện nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân chăn nuôi gắn với các giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường. Các mô hình sau khi trừ chi phí cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; đưa thu nhập bình quân đầu người của xã đến nay đạt 44,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 204 hộ, chiếm 7,82% và hộ cận nghèo còn 152 hộ, chiếm 5,83%.
Đồng chí Bùi Văn Đan, Chủ tịch UBND xã Vũ Bình cho biết: Những năm qua, xã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thời gian tới, xã tiếp tục thực hiện hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Triển khai mạnh mẽ chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, phát triển mạnh du lịch nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững. Với những giải pháp cụ thể, đúng hướng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã không ngừng được cải thiện. Hiện tại, xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, 10/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Hoàng Dương
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mai Châu đã chú trọng nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. Kết quả thực hiện các nội dung thành phần số 2 đến nay khá tích cực; 100% xã đã hoàn thành tiêu chí số 3 (thủy lợi), số 4 (điện), số 7 (cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn).
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trở thành công cụ hữu hiệu trong xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu. Qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
So với vài năm trước, diện mạo nông thôn ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đổi thay nhiều. Hệ thống đường giao thông, thủy lợi, trạm y tế, điện, thiết chế văn hóa... tiếp tục được đầu tư. Trên địa bàn xã có dự án đường liên kết vùng đang được triển khai, nhiều dự án du lịch, đô thị được nghiên cứu khởi động. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Sau khi đạt chuẩn NTM năm 2019, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tiếp tục tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất lượng các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao.
Huyện Lạc Sơn có 13 di tích, danh lam cấp tỉnh; trong đó 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích khảo cổ hang xóm Trại, mái đá làng Vành), 1 di tích quốc gia (di tích lịch sử cách mạng Chiến khu Mường Khói).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố Hòa Bình đã tập trung huy động nguồn lực để triển khai đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học... Giai đoạn 2011- 2024, thành phố đã huy động tổng kinh phí thực hiện 980,868 tỷ đồng.