Dù ở đảo chìm hay đảo nổi thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây đều thể hiện tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ra sức thi đua xây dựng huyện đảo thực sự VMTD, góp phần để đảo xa gần với đất liền hơn.


Tuần tra bảo vệ đảo

Thông thường tháng 4, tháng 5 ở Trường Sa là thời điểm rất đặc biệt và được người nơi đây ví như "tháng lễ hội” khi quân dân được đón nhiều đoàn công tác từ đất liền ra thăm, kiểm tra, giao lưu với những người ở đảo. Năm nay, mặc dù tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng bằng nhiều biện pháp phòng, chống dịch chặt chẽ, Bộ Quốc phòng đã đồng ý để Quân chủng Hải quân tổ chức các chuyến tàu chở các đoàn công tác của Trung ương, quân đội, các địa phương ra thăm Trường Sa. Do đó, khi các đoàn đặt chân lên các đảo, từ ánh mắt, nụ cười và những cái bắt tay của thành viên đoàn công tác với quân dân càng thêm thắm tình đoàn kết quân dân gấp bội.

Đồng chí Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện đảo Trưởng Sa, tỉnh Khánh Hòa phấn khởi cho biết: 46 năm sau ngày giải phóng, Trường Sa đã và đang được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và kiều bào ta ở ngoài nước nên huyện đảo đã có thế đứng vững chãi giữa trùng khơi. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây luôn vững vàng bám biển, bám đảo chung tay củng cố để Trường Sa hôm nay ngày càng "mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về đoàn kết quân dân”. Huyện đảo thực sự là chỗ dựa tin cậy và vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển, khai thác thuỷ hải sản bền vững.

Đến Trường Sa, mọi người đều dễ dàng cảm nhận được diện mạo của một huyện đảo đang được đổi mới từng ngày, khang trang hơn, kiên cố và vững chắc hơn. Cầu cảng dài hàng trăm mét được tu bổ vững chắc như cánh tay trần vạm vỡ, vươn ra đón nhận những con tàu từ đất mẹ vượt muôn ngàn sóng gió để đến với thị trấn thân yêu. Những công trình lưỡng dụng kinh tế kết hợp với quốc phòng phục vụ dân sinh như sân bay, âu tàu, trạm hải đăng, đài khí tượng thủy văn, trạm thu phát truyền hình, hệ thống năng lượng sạch, máy phát điện gió… đưa vào vận hành hoạt động đã góp phần nâng cao đời sống của quân dân huyện đảo. Các công trình đó như "cây cầu” vượt biển nối đất liền với đảo xa.

Ông Diệp Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây dẫn đoàn công tác đi tham quan khu vực do đơn vị quản lý và cho biết: Hệ thống cơ sở hạ tầng, âu tàu, bến cảng được tu bổ kiên cố, đồng bộ cùng dịch vụ cung cấp đầy đủ nhu cầu hậu cần, sửa chữa tàu, thuyền đã trở thành điểm tựa vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm bám biển dài ngày.

Các công trình văn hóa tâm linh như Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà khách, chùa là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống cho các thế hệ quân dân nơi đảo xa. Các ngư dân thường xuyên khai thác hải sản ở biển xa luôn coi Trường Sa như quê hương thứ hai của mình. Nếu như trước đây, ngư dân mỗi chuyến đi biển phải chất đầy đá ngay từ trên bờ thì hiện nay ra đến ngư trường mới mua đá bảo quản trên đảo Đá Tây để sử dụng. Việc cung cấp đá cho ngư dân như thế này đã rút ngắn thời gian và công sức cũng như chi phí của những con tàu đánh cá mỗi khi ra Trường Sa hành nghề. Bà con ngư dân yên tâm khi ra khơi khai thác hải sản trên ngư trường truyền thống.

Ngư dân Nguyễn Duy Thanh, chủ tàu QNg 90251 TS, quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thường xuyên ra vào Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cho biết: Không chỉ giúp tàu, thuyền tránh, trú bão an toàn, sửa chữa kịp thời khi hỏng hóc, Trung tâm còn cung ứng lương thực, thực phẩm, dầu, đá… bằng với giá ở đất liền, rất thuận lợi cho chúng tôi bám biển dài ngày.

Hướng về Trường Sa mọi người có thể thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ những bức thư viết vội của các cháu học sinh khắp mọi miền cả nước gửi bộ đội Trường Sa. Rồi những những người mẹ, người vợ hối hả đi mua sắm nhờ đồng đội chuyển tới người con, người chồng của mình ngoài đảo những món quà mang hơi ấm từ đất liền... Tất cả những điều đó đã tạo cho Trường Sa một nét riêng và rất độc đáo. Hòa quyện giữa sóng nước Trường Sa là hơi ấm chan chứa từ mọi miền Tổ quốc.

 

                                   Theo Báo Hải quân

Các tin khác


Chiến sĩ trẻ Trường Sa tự hào lần đầu đi bỏ phiếu

Với trách nhiệm, xen lẫn niềm tự hào của một công dân, một người lính đang chắc tay súng gìn giữ biên cương nơi đảo xa, những chiến sĩ trẻ trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc đang háo hức mong chờ đến ngày bầu cử, để lần đầu trong đời được cầm lá phiếu chọn ra những đại biểu ưu tú.

Tượng đài bất tử trong lòng dân tộc

Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, nhiều cuộc chiến tranh đã đi qua, biết bao đau thương, mất mát to lớn, nhưng sự kiện 64 chiến sỹ anh dũng hy sinh ở Gạc Ma là dấu ấn không thể phai mờ trong tâm khảm của mỗi người dân nước Việt.

Vũng Tàu tổ chức bầu cử sớm cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển

Sáng 4-5, tại Lữ đoàn 171, TP Vũng Tàu, Ủy ban Bầu cử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Vùng 2 Hải quân tổ chức bầu cử sớm và tiễn hai tàu Trường Sa 04 và Trường Sa 19 lên đường thực hiện nhiệm vụ bầu cử sớm cho các cán bộ, chiến sĩ tại nhà giàn DK1 và các tàu đang làm nhiệm vụ trên biển.

Đất sạch “Chị Tư” đến Trường Sa, Nhà giàn DK1

"Chị Tư ” mà chúng tôi muốn nói là chị Trần Thị Dung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hiếu Giang-Công ty chuyên sản xuất, mua bán phân bón, đất sạch và các sản phẩm phục vụ nuôi trồng thực vật... Mỗi năm, công ty cung cấp cho huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam hàng chục tấn đất sạch cùng nhiều loại giống rau, góp phần bảo đảm rau xanh cho bộ đội nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Kỳ vỹ biển đảo Việt Nam

Vào lúc 11 giờ 02 hôm nay 6-4, clip "Việt Nam: Đi để yêu! - Bao la biển gọi” chính thức ra mắt trên nền tảng YouTube của Tổng cục Du lịch, đưa đến cho du khách thước phim tuyệt đẹp về những bãi biển quyến rũ làm nên thương hiệu du lịch biển Việt Nam.

Dư luận lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế

Tiếp sau việc thông qua Luật cảnh sát biển (còn gọi là Luật hải cảnh) có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, những hành động trên thực địa của Trung Quốc tại Biển Đông trong những ngày gần đây khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan ngại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục