Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến đầu tháng 12/2022, toàn tỉnh Thanh Hóa có 344 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Số tàu cá trên tập trung ở các địa phương như Thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Hậu Lộc...


 

Bộ đội biên phòng đồn Hoằng Trường phổ biến giáo dục pháp luật về khai thác IUU.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã niêm yết công khai danh sách 344 tàu cá này; đồng thời gửi Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển và các đơn vị liên quan trong tỉnh để phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tàu cá của ngư dân Thanh Hóa theo quy định.

 

Hiện Ban quản lý cảng cá và Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá ở Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ việc cập, rời cảng đối với tàu cá của ngư dân, kiên quyết không cho tàu cá không đầy đủ thủ tục giấy tờ, trang thiết bị ra khơi hoạt động khai thác thủy sản.

Đáng lưu ý, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua có 49 lượt tàu cá thường xuyên mất kết nối tín hiệu thiết bị VMS. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã giao Chi cục Thủy sản thông báo chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng yêu cầu chủ tàu hoặc người nhà chủ tàu bật thiết bị VMS; đồng thời, tổ chức kiểm tra, xác minh, xử lý tàu cá mất tín hiệu khi tàu về bờ. Sau khi kiểm tra, nhắc nhở đã có 29 tàu cá khắc phục và kết nối lại; còn lại 20 tàu chưa kết nối; trong đó, có 2 tàu cá đã bán sang tỉnh khác, 1 tàu cá và gia đình không còn ở địa phương, 7 tàu cá chưa về địa phương đang xác minh, làm rõ và 10 tàu cá nằm bờ chủ tàu cam kết không đi khai thác.

Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa khẳng định: "Đối với các tàu cá chưa khắc phục kết nối VMS, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa đã thông báo với chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng, các Ban quản lý cảng cá, Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá, trạm thủy sản đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt kiên quyết không cho ra biển hoạt động và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm".

Để thực hiện hiệu quả việc phòng, chống khai thác IUU, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật thủy sản 2017 và quy định về chống khai thác IUU bằng nhiều hình thức như tập huấn, hội nghị, phóng sự và phát thanh trên loa truyền thanh đến tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và ngư dân, chủ tàu cá… Qua đó nhận thức của cán bộ quản lý thủy sản ở các địa phương, ngư dân và chủ tàu được nâng lên góp phần thực hiện các quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tháo gỡ thẻ vàng của EC.

Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Thanh Hóa không có tàu cá trong danh sách tàu cá vi phạm IUU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng không xảy ra trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Để ngư dân thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS, đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, từ năm 2021, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ mua thiết bị giám sát hành trình và phí thuê bao dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Nhờ đó, hiện số lượng tàu cá tỉnh Thanh Hóa đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS đạt 96,6% với 1.126/1.166 tàu cá, còn lại 40 tàu cá chưa lắp gồm 30 tàu cá nằm bờ không tham gia khai thác và 10 tàu mới mua từ tỉnh ngoài về đang làm thủ tục chuyển vùng thiết bị trên hệ thống hoặc lắp đặt máy mới.

 

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Hải quân Việt Nam và Thái Lan kết thúc tuần tra chung lần thứ 49

Sáng 10/4, Biên đội tàu 261, 264 Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 49 với Biên đội tàu 456, 526 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

166.782 lượt người tham gia Kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức bắt đầu từ 0h ngày 18/3/2024 đến 24h ngày 31/3/2024. Ban Tổ chức cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Cần sớm xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Tam Quan

Hiện nay, nhiều ngư dân ở thị xã Hoài Nhơn và các huyện phía Bắc Bình Định đang bức xúc và khó khăn khi di chuyển từ cửa biển Tam Quan đến cảng cá Tam Quan do luồng lạch và cửa biển bị bồi lắng. Với số lượng tàu lớn nên việc di chuyển ra vào cảng cá rất chật hẹp, nhất là mỗi khi ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng của mưa bão trên biển, gây mất an toàn cho người dân.

Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình tặng quà ngư dân nghèo tỉnh Kiên Giang

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố Hòa Bình cùng các đơn vị, nhà hảo tâm vừa tổ chức chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”, tặng quà cho ngư dân tại huyện An Biên và Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Vùng 2 Hải quân hỗ trợ ngư dân khắc phục sự cố tàu cá hỏng máy trên biển

Vào lúc 9 giờ, ngày 31/3, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại vùng biển phía Nam, tàu 953, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân nhận được tín hiệu giúp đỡ từ tàu cá mang số hiệu BTh 96313TS.

Biển Côn Đảo... nét trầm lắng thơ mộng

Côn đảo là một quần đảo rộng khoảng 76 km2, gồm 16 hòn đảo, lớn nhất là đảo Côn Sơn. Côn Đảo cách Vũng Tàu 185 km, cách TP. HCM 230 km và cách TP. Cần Thơ khoảng 83 km. Về mặt hành chính, Côn Đảo là huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Với bờ biển dài 200 km, Côn Đảo có tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch; khai thác, chế biến hải sản; phát triển cảng biển, dịch vụ dầu khí và hàng hải. Nơi đây có nhiều bãi tắm đẹp như các bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, Đầm Trầu, Hòn Cau, Hòn Tre...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục