Những năm qua, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển luôn chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng tinh giản lý thuyết, tăng thời gian thực hành để rèn luyện nâng cao năng lực khai thác, bảo quản vũ khí, trang bị, kỹ năng xử lý nghiệp vụ cho học viên; bảo đảm sát với mục tiêu, yêu cầu đào tạo theo từng chuyên ngành và thực tế ở đơn vị.


Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thăm hỏi, học viên Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

Với sự đoàn kết, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là đột phá vào nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đến năm 2022, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển (Trung tâm) đã đào tạo được 886 học viên nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Bồi dưỡng kiến thức hàng hải, nghiệp vụ pháp luật cho 299 học viên bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định. 100% học viên tốt nghiệp ra trường, trong đó tỉ lệ khá, giỏi đạt cao. 

Học viên của Trung tâm về các đơn vị trong lực lượng đều thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, điều đó khẳng định chất lượng giáo dục, đào tạo của Trung tâm ngày càng được nâng cao. Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; theo phương châm "Chất lượng đào tạo của Nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, Trung tâm đã cụ thể hóa, bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng dạy và học, coi đây là nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo, phải được đổi mới, tiến hành nhanh chóng nhưng chắc chắn với lộ trình và bước đi thích hợp; chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống là truyền thụ kiến thức, sang phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tư duy của học viên.

Theo đó, Trung tâm đã chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bằng những cách rất cụ thể, như: Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tập huấn thực tế, học tập vũ khí trang bị kỹ thuật mới, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên về ngoại ngữ… Hiện nay, 35 đồng chí giáo viên đã được chuẩn hóa về chứng chỉ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, 05 đồng chí được cấp chứng chỉ tin học. 

Trung tâm từng bước đầu tư và bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện, môi trường giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho cán bộ, giáo viên, học viên; lắp đặt 3 phòng học mô phỏng, 3 phòng học chuyên dùng, 3 phòng học công nghệ cao, 1 phòng học phổ thông, 1 phòng học tiếng Anh. Hệ thống trang thiết bị các phòng học được trang bị đầy đủ các tính năng phù hợp với chương trình đào tạo đảm bảo cho giáo viên khai thác tối đa, ứng dụng công nghệ thông tin cho thực hiện nghiệm vụ giảng dạy.

Đại tá Đàm Đức Hoan - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Trung tâm đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động phương pháp ở các khoa giáo viên, trong đó chú trọng vào các nội dung giảng thử, giảng mẫu, thông qua bài giảng, kế hoạch giảng bài; tổ chức sinh hoạt chuyên môn… để bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm và kỹ năng trong quá trình giảng dạy. Cùng với đó, Trung tâm còn tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, qua đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng cường cọ xát, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp dạy và phương pháp học cho phù hợp, để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học”.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong Trung tâm còn tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, coi đây là một "mặt trận” để đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại.

Những năm qua, Trung tâm đã nghiên cứu, thông qua 3 đề tài cấp cơ sở, một đề tài cấp Tổng cục Chính trị đạt xuất sắc; hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo từng bước được nghiên cứu, biên soạn, bổ sung củng cố theo chương trình đạo tạo; trong đó đã biên soạn mới, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 16 tài liệu chuyên ngành đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Thông qua cấp cơ sở và đưa vào sử dụng 46 đầu tài liệu; nghiên cứu sáng kiến, cải tiến được 28 mô hình học cụ phục vụ công tác giáo dục và đào tạo. 

Nhờ thực hiện đồng bộ, linh hoạt có hiệu quả nhiều biện pháp, sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm đã hoàn thành được 7 khoá đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật, 7 khoá bồi dưỡng kiến thức hàng hải, 6 khoá bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ - pháp luật và nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Anh.

Đây là kết quả quan trọng đánh dấu sự phát triển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói chung và của Trung tâm nói riêng; có thể tự chủ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bảo vệ chủ quyền quốc gia và thực thi pháp luật trên biển trong tình hình mới.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Sáng 19-3, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và kỷ niệm 15 năm Ngày truyền thống. Chuẩn đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó chính ủy Quân chủng Hải quân dự và trao thưởng tặng Vùng 2 Hải quân.

125.588 lượt người tham gia Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức đã diễn ra từ 8h ngày 4/3/2024 đến 24h ngày 17/3/2024. Ban Tổ chức Cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tổ chức hướng dẫn, giám sát chặt chẽ sản lượng, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trên biển tại các bến cá, điểm lên cá trên địa bàn để chuẩn bị tiếp Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 tại Việt Nam về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thăm “mắt thần” cảnh giới vùng biển Đông Bắc Bộ

Trạm Radar 485, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân là đơn vị đóng quân trên đảo Trà Bản thuộc xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù, trọng yếu, đài Radar Hải quân phải đóng quân ở những vị trí nơi núi cao, đảo xa để dễ dàng quan sát, quản lý, theo dõi, báo cáo kịp thời các mục tiêu xâm phạm vùng biển và không phận tầm thấp. Trạm Radar 485 nằm ở vị trí trên đỉnh núi Nàng Tiên với độ cao 485m so với mực nước biển, đây được ví như "mắt thần” canh giữ vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.

Trường Sa ngày mới

Cách đây 36 năm, vào ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Đó là minh chứng cho quyết tâm gìn giữ từng tấc đất, sải biển của ông cha ta để lại. Tiếp nối các thế hệ đi trước, quân dân cả nước luôn hướng về Trường Sa, chung tay, góp sức làm cho Trường Sa luôn mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân.

Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18

Từ ngày 13 - 15/3, đoàn đại biểu Việt Nam do Thiếu tướng Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển làm Trưởng đoàn, đã tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành Trung tâm chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á (ReCAAP ISC) lần thứ 18 tổ chức tại Singapore.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục