Về Vùng 2 hải quân tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào dịp cuối năm âm lịch nên không khí có phần rộn ràng, hối hả hơn. Bộ đội Vùng 2 tấp nập chuẩn bị hàng hóa, những phần quà, đón các đoàn công tác phục vụ cho chuyến tặng quà Tết các chiến sĩ Nhà giàn DK1, tàu trực và quân dân huyện Côn Đảo. Khuôn viên của Vùng rực rỡ sắc xuân cùng sự hồ hởi, tươi vui của các thành viên đoàn công tác và các chiến sĩ Hải quân Vùng 2…


Các chiến sĩ trẻ vận chuyển lá dong, quất, thiếp chúc mừng Tết lên tàu Trường Sa 16.

Nhà giàn DK1, cột mốc trên biển…

Và chuyện về Nhà dàn DK1 cứ tuôn trào như sóng biển trong câu chuyện của các thế hệ chiến sĩ Vùng 2… Khu vực biển DK1 nằm ở phía Đông Nam bờ biển Nam Bộ nước ta, trên thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Vùng biển này nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế quan trọng từ Đông Bắc Á xuống Nam Á và tuyến đường hàng hải chính qua Biển Đông. Đây là khu vực biển có nguồn hải sản phong phú với trữ lượng lớn, trong đó nhiều loại thuộc dòng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời đây cũng là khu vực có nhiều mỏ dầu và khí tự nhiên với trữ lượng lớn, Việt Nam đã và đang khai thác phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của khu vực biển DKI và tình hình phức tạp trên biển Đông, ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Chỉ thị số 180/CT về việc xây dựng cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (KT-KH-DV) tại khu đá ngầm, thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)... Để xây dựng cụm KT-KH-DV được triển khai nhanh gọn, kết hợp yêu cầu phát triển kinh tế, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, với sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ cho Uỷ ban khoa học và kinh tế Nhà nước, phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Khí tuợng thuỷ văn, Tổng Cục mỏ và Địa chất, Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Kinh tế - Kỹ thuật, Tổng cục Bưu điện, Viện khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu Hải dương Việt Nam, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBND Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo triển khai nghiên cứu, thiết kế, thi công xây dựng các nhà giàn.

Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng cụm KT-KH-DV, Ban chỉ đạo xây dựng nhà giàn được thành lập, gọi tắt là Ban DK1 trực thuộc Chính phủ. Đồng thời Quân chủng Hải quân quyết định thành lập Khung quản lý DK1 (nay là Tiểu đoàn DKI) quản lý, chốt giữ, bảo vệ trên 3 nhà giàn đầu tiên là: Nhà giàn Phúc Tần (DK1/3) xây dựng xong ngày 10/6/1989; Nhà giàn Ba kè A (DK1/4) xây dựng xong ngày 16/6/1989; Nhà giàn Tư chính A (DK1/1) xây dựng xong ngày 5/7/1989. Đây là lực lượng đầu tiên ra chốt giữ các Nhà giàn DKI... Qua nhiều giai đoạn gian khó khác nhau, Nhà giàn DK1 luôn được củng cố, nâng cấp, xây dựng mới. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2010 - 2017, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã quyết định nâng cấp, đóng mới 14 nhà giàn, gồm: DK1/2, DK1/7, DK1/8, DK1/9, DK1/11, DK1/12, DK1/14, DK1/15, DK1/16, DK1/17, DK1/18, DK1/19, DK1/20, DK1/21. Hiện nay còn DK1/10 trên bãi cạn Cà Mau chưa được nâng cấp. Các nhà giàn được đóng mới hiện đại, chắc chắn, được trang bị đồng bộ, đầy đủ các trang thiết bị, bảo đảm đời sống, sinh hoạt, công tác cho cán bộ, chiến sĩ. 

Khát vọng biển xa…

Suốt 34 năm qua, biết bao đoàn công tác đã đến với Nhà giàn DK1. Chuẩn bị cho Tết Giáp Thìn 2024, cũng đã có nhiều đoàn ra khơi đem những món quà xuân cùng tình cảm của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ. Lần này, cùng với những món quà của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 2, Quỹ Hoàng Sa, Trường Sa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, CLB Doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, CLB "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”… còn rất nhiều tập thể, cá nhân đã gửi gắm tình cảm, sự yêu thương, hơi ấm đất liền theo hành trình. Thật xúc động khi bắt gặp hình ảnh những bó lá dong, cây quất, gạo nếp, đỗ xanh, thùng thiếp chúc Tết được các chiến sĩ trân trọng chuyển lên tàu. Hay món quà của các đồng nghiệp Báo Đồng Nai là những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm; của nhà báo Đặng Phương Hoa (Hà Giang, người từng đến nhà giàn năm 2018) là những túi măng khô, tai chua, đặc sản của miền quê cao nguyên đá…

Đồng chí Phạm Hồng Quân (Phó thuyền trưởng) xúc động chia sẻ: "Trong vòng 2 năm gần đây, tôi từng có 3 chuyến đi nhà giàn. Lần này trở lại nhà giàn nhưng cảm xúc vẫn vẹn nguyên. Vì thế, để chuẩn bị cho lần ra khơi này, chúng tôi nỗ lực vượt mọi khó khăn để làm sao có đầy đủ nhất lương thực, thực phẩm, các món quà xuân đến với cán bộ, chiến sĩ, để các đồng đội có một cái Tết ấm áp như quê nhà”.

Nhà báo Phan Đình Việt Anh công tác ở Ban truyền hình đối ngoại (VTV4) là người trẻ nhất trong đoàn công tác tâm sự: "Tự hào vô cùng khi được đến với Nhà giàn DK1. Lần đầu tiên hồi hộp, bỡ ngỡ nhưng vô cùng hồ hởi, hào hứng cho chuyến hành trình dài này. Mong rằng qua kênh VTV4, những thước phim, hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt và tinh thần, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn sẽ lan tỏa không chỉ tới đồng bào trong nước mà cả kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài.

Nhiều thành viên nữ, dù biết đi biển thời điểm này sóng không thể hiền hòa, vỗ về nhưng vẫn xác định: Chỉ cần nghĩ được gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ nhà giàn là thấy thêm sức mạnh, cùng ý chí vượt qua sóng gió, khó khăn. Đấy là niềm tự hào, điều thiêng liêng của mỗi người khi đến với Nhà giàn DK1 anh hùng.

Bùi Huy

Các tin khác


Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Sáng 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng An Vĩnh tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức những hùng binh Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải năm xưa đã vượt biển khơi, cắm, dựng bia vĩnh hằng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Lữ đoàn 189 hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 19/4, Lữ đoàn 189 Hải quân tổ chức tập huấn phương pháp đọc sách, duy trì nhóm đọc sách cho cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024. Đại tá Trần Hoàng Thắng, Phó Chính ủy Lữ đoàn dự, chỉ đạo.

Bàn giao thi thể thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên biển

Vào lúc 4 giờ 18 phút ngày 18/4, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm) đã cập cầu cảng của Trung tâm tại Đà Nẵng và bàn giao thi thể một thuyền viên gặp nạn trên biển cho cơ quan chức năng và đại diện chủ tàu tại Việt Nam theo quy định.

225.304 lượt người tham gia Kỳ 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức bắt đầu từ 0h ngày 1/4/2024 đến 24h ngày 14/4/2024. Ban Tổ chức cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Kịp thời cứu nạn, đưa thuyền viên nguy kịch về bờ điều trị an toàn

Vào 11 giờ 42 phút ngày 14/4, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa một thuyền viên nguy kịch khi đang lao động trên biển về đến Đà Nẵng an toàn, bàn giao cho các cơ quan chức năng theo quy định. Hiện, thuyền viên đã ổn định sức khỏe.

Nghĩa tình quân - dân ở Bản Sen

Bản Sen là một xã đảo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đóng quân trên địa bàn, những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Trạm Radar 485 đã có nhiều việc làm thiết thực góp phần giúp đỡ, hỗ trợ người dân địa phương, quân và dân kiên cường bám đảo, nghĩa tình quân - dân ngày càng khăng khít, gắn bó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục