Góp phần tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), tỉnh Quảng Bình yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giám sát sản lượng thời gian tới.
Tỉnh Quảng Bình giám sát 100% tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản khai thác theo quy định.
Theo đó, các huyện, thành phố, thị xã ven biển tiếp tục chỉ đạo UBND cấp xã có điểm bốc dỡ thủy sản tổ chức lực lượng, bố trí nhân lực, trang thiết bị để thực hiện giám sát thủy sản khai thác tại các điểm bốc dỡ đã có đăng ký; tổ chức giám sát chặt chẽ các cơ sở thu mua hải sản trên địa bàn, nhất là các cầu tạm, bến cóc, "nậu cá"..., đảm bảo 100% tàu cá vào bốc dỡ thủy sản khai thác tại các cảng cá loại II, loại III và điểm bốc dỡ đã có đăng ký. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tàu cá vào bốc dỡ tại các bến cóc, cầu tạm không đăng ký...; xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay, tiêu thụ thủy sản từ tàu cá vi phạm khai thác IUU.
Các cảng cá loại III thuộc địa bàn quản lý bố trí nhân lực, trang thiết bị thực hiện kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, giám sát 100% tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản khai thác theo quy định. Tiến hành thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản đảm bảo chất lượng đúng quy định; thường xuyên thực hiện việc cập nhật dữ liệu nhật ký khai thác thủy sản, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng vào phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNfishbase.
Chi cục Thủy sản hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định liên quan đến việc giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá loại III, điểm bốc dỡ đã có đăng ký và hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT); định kỳ tổ chức kiểm tra hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương, phường, xã ven biển, Chi cục Thủy sản ngăn chặn tình trạng tàu cá vào bốc dỡ tại các bến cóc, cầu tạm ngoài cảng cá loại II, loại III và điểm bốc dỡ đã có đăng ký trong khu vực biên giới biển; cùng lực lượng kiểm ngư mở đợt tuần tra trên biển để kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác, thu mua, chuyển tải thủy sản trên biển mà không khai báo.
Tại tỉnh Quảng Bình, thời gian qua, các địa phương, cảng cá, đơn vị đã thực hiện giám sát sản lượng thủy sản khai thác theo yêu cầu, tất cả các điểm bốc dỡ trên địa bàn tỉnh đã được giám sát. Tuy nhiên, việc giám sát sản lượng chưa được chặt chẽ, chất lượng giám sát sản lượng chưa đảm bảo, khối lượng giám sát sản lượng của các địa phương còn hạn chế so với tổng sản lượng khai thác biển.
Nguyên nhân là hạ tầng cảng cá chưa đáp ứng nhu cầu cập cảng; số lượng tàu cá ở các bãi ngang lớn, hầu như không cập cảng cá để bốc dỡ thủy sản; quản lý thu mua, chuyển tải, ghi nhật ký thu mua, chuyển tải chưa chặt chẽ; việc thống kê sản lượng thủy sản còn nhiều bất cập, không loại trừ phương pháp thống kê chưa phù hợp với thực tế.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 14/10, Ban Tuyên huấn Vùng 4 Hải quân cho biết, Bệnh xá đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) vừa cấp cứu một ngư dân bị viêm túi mật cấp, tiên lượng nặng, nguy cơ sốc nhiễm khuẩn.
Sáng 11/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận có báo cáo nhanh vụ việc tàu cá bị chìm tại vùng biển huyện đảo Phú Quý, rất may 12 lao động trên tàu được cứu vớt an toàn.
UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các ngành chức năng và địa phương ven biển triển khai nhiều giải pháp nhằm xóa tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Qua đó, góp phần cùng cả nước gỡ "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Những năm qua, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 2 triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ, giúp ngư dân vững tin vươn khơi, bám biển, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Để triển khai hiệu quả mô hình thu gom rác thải nhựa từ tàu cá về bờ, chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định đã có những cách làm riêng vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế, phù hợp với thực tế địa phương, vừa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường; trong số đó 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra biển nhưng chỉ khoảng 27% trong số đó được tái chế, tận dụng.