Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là bà con vùng cao, người dân tộc thiểu số (DTTS), Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy người dân hòa nhập vào lưới an sinh. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng những cán bộ chuyên môn huyện vùng cao Đà Bắc hàng ngày quyết tâm vượt khó, nỗ lực học tiếng dân tộc, phong tục tập quán để phục vụ đồng bào các DTTS tham gia bảo hiểm.



Chị Nguyễn Mai Quỳnh, cán bộ BHXH huyện Đà Bắc tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Hà Văn Cốt, nhân viên thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) xã Mường Chiềng cho biết: "Mường Chiềng là xã đặc biệt khó khăn của huyện, đa phần là đồng bào DTTS, thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nương rẫy. Dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng được tuyên truyền về lợi ích của BHXH tự nguyện và việc được Nhà nước hỗ trợ để tham gia BHXH, khi người dân đã hiểu, tin thì họ tích cực tham gia cho mình và người thân. Nhiều hộ tuy kinh tế còn eo hẹp nhưng nhận thấy chính sách BHXH tự nguyện có lợi ích thiết thực, là chỗ dựa ổn định lúc về già không còn đi nương đi rẫy được nữa, mỗi ngày chỉ cần tiết kiệm vài nghìn đồng là có thể tham gia, nhiều gia đình cả 2 vợ chồng cùng tham gia như hộ anh Xa Văn Nhung (xóm Chiềng Cang ), hộ anh Vì Văn Chệ (xóm Nà Mười)…”.

Hiện nay, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Đà Bắc đã tăng lên nhiều. Năm 2018, toàn huyện chỉ có 94 người tham gia, sau 5 năm cơ quan BHXH huyện miệt mài đưa chính sách lên non tăng lên 867 người. Toàn huyện đã bao phủ mạng lưới thu và nhân viên thu BHXH, BHYT đến từng xã, bản làng.

Đạt được kết quả trên là nhờ BHXH huyện linh hoạt, đổi mới công tác truyền thông phù hợp. Với địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, để đưa chính sách an sinh đến được với từng bản làng vùng cao, có khi đội tuyên truyền BHXH phải đi bộ rất xa trên những con đường mòn đất, đá, nửa ngày mới tới được nơi ở của đồng bào dân tộc. Vượt qua những trở ngại, khó khăn đó, cán bộ BHXH quyết tâm giúp đồng bào tiếp cận được với chính sách. Bên cạnh đó, BHXH huyện chủ động phối hợp chính quyền các địa phương tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách an sinh với thời gian, địa điểm linh hoạt, tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng bản địa. Xác định được vai trò đặc biệt quan trọng của già làng, chức sắc trong dòng họ, trưởng thôn, bản, BHXH huyện phối hợp chính quyền địa phương phát huy hiệu quả, vai trò của họ trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân, con cháu hiểu rõ lợi ích khi gia nhập lưới an sinh. Cán bộ, viên chức BHXH huyện tăng cường thực hiện các giải pháp vận động, thu hút, tích cực đi cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia.

Gần 20 năm gắn bó với công tác BHXH, chị Nguyễn Mai Quỳnh, cán bộ Bộ phận thu BHXH huyện Đà Bắc thường xuyên có những chuyến công tác thực tế để tuyên tuyền về chính sách BHXH, BHYT. Chị Quỳnh chia sẻ: "Với đặc thù của huyện vùng cao, khó khăn lớn nhất không phải khoảng cách về địa lý mà là thuyết phục được đồng bào tham gia vào lưới an sinh. Hơn 90% dân số huyện là người DTTS, hầu hết bà con nhận thức, hiểu biết về pháp luật, chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế, lại bất đồng về ngôn ngữ nên tôi phải cố gắng, nỗ lực học nói tiếng dân tộc bản địa để có thể thuyết phục được đồng bào. Khi tuyên truyền tôi thường dùng hình ảnh minh họa, gần gũi để người dân dễ hiểu, dễ nhớ. Đa số đồng bào DTTS còn xa lạ với chính sách bảo hiểm, nghĩ lương hưu chỉ dành cho cán bộ. Khi được tư vấn họ mới vỡ ra có chính sách BHXH tự nguyện dành cho cả những người làm nương rẫy như mình; tham gia BHXH sẽ có lương hưu khi về già, đồng thời được cấp thẻ BHYT miễn phí, lại được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Thông qua công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, từ đó họ chủ động tham gia. Đặc biệt là cần kiên trì vì có những người phải khéo léo vận động nhiều lần mới hiểu và tham gia”.

Công tác mở rộng lưới an sinh đến từng thôn, bản là bài toán khó đối với huyện vùng cao Đà Bắc. Để tiếp tục phát triển các đối tượng tham gia, thời gian tới, BHXH huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm vững, tin tưởng để được hưởng các chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.


Phan Thanh Quế

(Bảo hiểm xã hội huyện Đà Bắc)


Các tin khác


Hội nghị triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2024

Ngày 17/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có lãnh đạo BHXH tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh...

Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

“Điểm tựa” cho người nghèo

Nhờ chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của Nhà nước và địa phương, nhiều người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có điều kiện được tiếp cận các dịch vụ y tế, giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình khi không may ốm đau, bệnh tật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục