(HBĐT) – Dù đại diện lãnh đạo các ngành chức năng, thậm chí được cả đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh kiên trì đối thoại, giải thích một cách cởi mở, dễ hiểu bằng các căn cứ, quy định của pháp luật..., nhưng những người dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập, thành phố Hòa Bình (TPHB) vẫn giữ quan điểm cho rằng yêu cầu, kiến nghị của mình liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Bãi Nai - xóm Dối - Bình Tiến là đúng.


Bà Lê Thị Mây (ngồi thứ 3 từ phải sang) cùng đại diện 22 hộ xóm Mường Dao, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) ký biên bản đối thoại, giải quyết khiếu nại giữa 23 hộ dân với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo đó, bà Lê Thị Mây và 22 hộ dân trú tại xóm Mường Dao có đơn khiếu nại với 2 nội dung: đề nghị được chi trả thêm một khoản tiền do việc chậm trả tiền bồi thường, hỗ trợ (BTHT) của Nhà nước đối với dự án đường Bãi Nai - xóm Dối - Bình Tiến và bà Lê Thị Mây cho rằng gia đình bà chưa được nhận đủ tiền BTHT; không đền bù đủ 1.516 m2 đất các loại bị thu hồi đã được phê duyệt tại Quyết định số 352/QĐ-UBND, ngày 12/3/2012 của UBND huyện Kỳ Sơn cũ về việc BTHT khi thu hồi đất làm công trình đường Bãi Nai - xóm Dối - Bình Tiến.

Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch UBND TPHB đã ban hành Quyết định số 3996/QĐ-UBND, ngày 27/7/2021 về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu) của bà Lê Thị Mây và 22 hộ xóm Mường Dao. Theo quyết định này, Chủ tịch UBND TPHB không thừa nhận nội dung khiếu nại của bà Lê Thị Mây về việc gia đình bà chưa được nhận đủ tiền BTHT; không thừa nhận nội dung khiếu nại của 23 hộ và cá nhân về việc chậm chi trả tiền BTHT tại dự án đường Bãi Nai - xóm Dối - Bình Tiến. Bởi theo kết quả xác minh của các cơ quan chức năng, năm 2012, UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án BTHT, tái định cư đối với 87 hộ dân. Cũng trong năm đã tiến hành chi trả đủ tiền BTHT đối với 12 hộ thuộc xóm Hữu Nghị và 9 hộ thuộc xóm Dối; chi trả một phần tiền BTHT cho 66 hộ thuộc xóm Dối. Do ngân sách huyện Kỳ Sơn hạn hẹp không thể bố trí được nguồn vốn để chi trả công tác BTHT, đến năm 2020, UBND huyện Kỳ Sơn cũ (nay là TPHB) tiếp tục thực hiện chi trả hết số tiền BTHT còn lại cho 65/66 hộ dân (hộ bà Lê Thị Mây chưa chi trả do đang thực hiện điều chỉnh diện tích đất thu hồi và dự toán phương án bồi thường).

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, 66 hộ dân thuộc xóm Dối đã được phê duyệt phương án BTHT năm 2012 và thực hiện chi trả BTHT theo phương án đã được phê duyệt trước ngày 1/7/2014 (thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành) thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt năm 2012, không áp dụng quy định phải chi trả thêm một khoản tiền do việc chậm trả tiền BTHT được quy định tại khoản 2, Điều 93, Luật Đất đai năm 2013. Mặt khác, qua rà sát các quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định "phải chi trả thêm một khoản tiền do việc chậm trả tiền BTHT”. Do đó, việc bà Lê Thị Mây và 22 hộ dân xóm Mường Dao đề nghị được chi trả thêm một khoản tiền do việc chậm trả tiền BTHT của dự án đường Bãi Nai - xóm Dối - Bình Tiến là không có cơ sở để giải quyết.

Đối với nội dung bà Lê Thị Mây cho rằng gia đình chưa được nhận đủ tiền BTHT; không đền bù đủ 1.516 m2 đất các loại bị thu hồi đã được phê duyệt tại Quyết định số 352/QĐ-UBND, ngày 12/3/2012 của UBND huyện Kỳ Sơn. Ngày 31/10/2018, UBND huyện Kỳ Sơn ban hành Quyết định số 2615/QĐ-UBND về việc điều chỉnh thiết kế và dự toán công trình. Ngày 18/11/2020, UBND TPHB ban hành Quyết định số 4678/QĐ-UBND điều chỉnh diện tích đất thu hồi của hộ bà Lê Thị Mây từ 1.516 m2 còn 267,6 m2; Quyết định số 4679/QĐ-UBND điều chỉnh giá trị BTHT đối với hộ bà Lê Thị Mây từ trên 291,4 triệu đồng còn trên 59,8 triệu đồng. Việc UBND TPHB ban hành quyết định điều chỉnh quyết định thu hồi đất và điều chỉnh phương án BTHT đã ban hành năm 2012 là đúng thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện điều chỉnh quyết định thu hồi đất và điều chỉnh phương án BTHT đối với hộ bà Lê Thị Mây, các cơ quan thuộc UBND TPHB đã thông báo điều chỉnh tuyến của công trình, điều chỉnh diện tích đất thu hồi của hộ bà Mây; phối hợp với hộ để xác minh tài sản trên đất; niêm yết công khai phương án điều chỉnh BTHT; tổ chức họp để tổng hợp ý kiến đóng góp và công khai phương án; niêm yết công khai quyết định điều chỉnh diện tích đất thu hồi và quyết định điều chỉnh giá trị bồi thường, hỗ trợ. Ban hành thông báo 2 lần mời hộ gia đình đến nhận tiền. Tuy nhiên, gia đình không đến nhận tiền BTHT. Do đó, việc bà Lê Thị Mây cho rằng gia đình chưa được nhận đủ tiền BTHT; không đền bù đủ 1.516 m2 đất các loại bị thu hồi đã được phê duyệt tại Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND huyện Kỳ Sơn là không đúng.

Từ những căn cứ trên, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2817/QĐ-UBND, ngày 30/11/2021 về việc giải quyết khiếu nại (lần hai) của bà Lê Thị Mây và 22 hộ dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập. Theo đó, không thừa nhận khiếu nại của bà Lê Thị Mây và 22 hộ gia đình đối với Quyết định số 3996/QĐ-UBND, ngày 27/7/2021 của Chủ tịch UBND TPHB việc giải quyết khiếu nại (lần đầu) của bà Lê Thị Mây và 22 hộ gia đình. Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ban hành. Nếu không đồng ý  bà Lê Thị Mây và 22 hộ dân xóm Mường Dao có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư vào hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có vẻ đẹp kỳ vĩ, không khí trong lành, mát mẻ, được ví như vịnh Hạ Long trên núi, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trở thành khu du lịch (KDL) quốc gia. Nơi đây đang là điểm đến được yêu thích của du khách gần xa với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Chính vì tiềm năng, lợi thế này mà hồ Hòa Bình được nhiều nhà đầu tư (NĐT) quan tâm lựa chọn, kỳ vọng biến nơi này trở thành điểm du lịch nổi tiếng với sản phẩm du lịch đặc trưng của các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, thời gian qua, việc triển khai thực hiện các dự án còn gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - "Đến năm 2020, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành KDL quốc gia (QG). Đến năm 2030, KDLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là 1 trong 12 KDLQG trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ”. Đây là mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG hồ Hòa Bình đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục