(HBĐT) - An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), sức khoẻ người lao động là những vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, Chi nhánh Lạc Sơn - Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm, địa chỉ tại phố Lốc Mới, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đang khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.


Người lao động tại Chi nhánh Lạc Sơn - Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm có ý thức hơn trong việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động để phòng bệnh nghề nghiệp.

Tháng 6/2023, đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng ATVSLĐ tỉnh kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ đối với Chi nhánh Lạc Sơn - Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm, ngành nghề gia công hàng may mặc. Đoàn ghi nhận công ty đã cơ bản thực hiện quy định về công tác ATVSLĐ, y tế, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Cụ thể, đã cử cán bộ làm công tác ATVSLĐ, tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, khám sức khoẻ định kỳ, quan trắc môi trường lao động, xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể… Tuy nhiên, đơn vị vẫn có những hạn chế nhất định như: chưa kiểm định lại các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; chưa phân loại lao động nghỉ việc và mới vào để tổ chức huấn luyện; một số lao động không mang phương tiện bảo hộ trong khi làm việc; máy bơm chữa cháy động cơ diesel có hoạt động nhưng không hút được nước chữa cháy, hệ thống báo cháy để thời gian trễ cao.  

Đồng chí Khuất Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng phụ trách phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), Phó trưởng đoàn kiểm tra liên ngành nhận định: Về pháp luật lao động, công ty đã thực hiện các loại báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công tác bảo hộ lao động, tình hình sử dụng lao động và dự kiến tuyển lao động. Thời giờ làm việc hàng ngày trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường được áp dụng tại đơn vị là 8 tiếng/ngày. Mạng lưới an toàn đã thành lập gồm 8 người, có 1 người chuyên trách. Công ty đã tổ chức huấn luyện, tự kiểm tra, lập biểu theo dõi tháng về ATVSLĐ. Tại thời điểm kiểm tra còn nhiều công nhân không sử dụng khẩu trang khi làm việc. Đối với công tác quản lý sức khoẻ người lao động, đã thành lập bộ phận y tế, tổ chức lực lượng sơ cấp cứu, bố trí khu vực sơ cứu, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ nhưng chưa khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Về an toàn PCCC, đơn vị đã lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC và thành lập, duy trì đội PCCC gồm 25 đội viên ở cơ sở, ban hành, phổ biến, niêm yết quy định, nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ chỉ dẫn PCCC, thoát nạn.

Làm việc trong ngành dệt may, người lao động chịu nhiều nguy cơ về bệnh nghề nghiệp gây nên bởi bụi vải, tiếng ồn, môi trường làm việc thiếu ánh sáng, có thể gặp nguy hiểm nếu xảy ra cháy nổ do khu vực sản xuất chứa nhiều vật liệu dễ cháy. Ông Đặng Văn Quyền, Phó Giám đốc Chi nhánh Lạc Sơn - Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm cho biết: Ngay sau nhắc nhở, hướng dẫn của đoàn kiểm tra liên ngành, doanh nghiệp có nhận thức đầy đủ, tiếp thu và khắc phục kịp thời các kiến nghị để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với đơn vị. Hiện nay, 100% người lao động của doanh nghiệp đã được trang bị và sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như mũ, khẩu trang… Để phòng, chống cháy nổ, doanh nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện các biện pháp để người lao động biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân trong quá trình làm việc; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ, kiểm tra mối nối, dây dẫn điện đề phòng tai nạn điện. Đơn vị cũng kiểm tra công cụ cứu hoả, vệ sinh nơi làm việc, hệ thống thông khí, ánh sáng, tiếng ồn, nhắc nhở thiếu sót của người lao động, đảm bảo sản xuất an toàn.      

Bùi Minh


Các tin khác


Công ty TNHH Điện tử Lạc Sơn quan tâm quyền lợi, sức khỏe người lao động

(HBĐT) - Gắn bó với doanh nghiệp (DN) từ những ngày đầu đi vào hoạt động, chị Bùi Thị Hưng, người lao động (NLĐ) làm việc tại bộ phận sản xuất của Công ty TNHH Điện tử Lạc Sơn (phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) chia sẻ: Tuy thu nhập chưa cao nhưng công ty có sự quan tâm, động viên nhân viên, NLĐ kịp thời, đảm bảo các quyền lợi thụ hưởng. Đây là lý do mà cá nhân tôi nói riêng, NLĐ trong công ty nói chung yên tâm làm việc lâu dài.

Thành phố Hòa Bình chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Cùng với những kết quả đạt được về KT-XH, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được Thành ủy, HĐND, UBND TP Hòa Bình chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm túc.

Công ty TNHH Long Viên V&T khắc phục tồn tại, thiếu sót trong an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Theo quy định, đối với các kiến nghị của đoàn kiểm tra liên ngành An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đưa ra, yêu cầu doanh nghiệp (DN) phải khắc phục trong thời gian 30 ngày làm việc. Quá trình kiểm tra tại Công ty TNHH Long Viên V&T, địa chỉ tại phố Tân Giang, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), đoàn liên ngành đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại, đồng thời động viên, hướng dẫn chủ DN tháo gỡ, giải quyết.

Huyện Tân Lạc: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) nhằm giảm thiểu những rủi ro dẫn đến tai nạn lao động, nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp. Năm 2023, huyện Tân Lạc chú trọng hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(HBĐT) - Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động để sản xuất

(HBĐT) - Với quan điểm đảm bảo an toàn để sản xuất, sản xuất phải đảm bảo an toàn, những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn có một số DN, người lao động (NLĐ) thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ, còn để xảy ra tai nạn lao động. Do đó, ngoài việc các cấp, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, các DN và NLĐ cần thực hiện tốt quy định về ATVSLĐ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục