(HBĐT) - Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.
Đó là thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ cùng các loại rau quả do trồng trọt trong vườn hoặc hái lượm trong rừng, các loại thuỷ sản như cá, tôm, cua do nuôi thả và đánh bắt ở sông suối, các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, vịt hoặc chim, thú săn bắt ở trong rừng. Thường ngày, người Tày ăn hai bữa: bữa trưa và bữa tối. Cơm hàng ngày là cơm gạo tẻ. Trong mỗi bữa ăn, phổ biến nhất là rau. Cơm để trong nồi, thức ăn bày ra mâm gỗ hay mâm đan, mâm mây. Khi ăn, các thành viên trong gia đình ngồi quanh mâm, trong đó mẹ hay chị em gái thường ngồi ở đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Khi có khách thì chủ nhà ăn cơm với khách còn cả nhà ăn cơm riêng.
Món ăn của người Tày
Cơm tẻ: Cơm là món ăn chính hàng ngày của người Tày. Đổ gạo tẻ vào nồi nấu cùng với nước. Khi nước cạn đem vần nồi cạnh bếp cho đến khi chín.
Xôi: Là món ăn đặc trưng của người Tày. Gạo nếp đồ trong chõ thành xôi. Người Tày thường ăn xôi trắng. Ngoài ra, người Tày còn một số loại xôi khác như: xôi màu, xôi rau ngót rừng, xôi trứng kiến...
Thịt lợn tái: Thịt lợn nạc thái mỏng trộn ít muối, vắt chanh vừa đủ cho thịt tái. Món này thường dùng để nhắm rượu.
Thịt gà giò nấu canh gừng, nghệ: Món canh này những người già rất thích ăn vì mềm, bổ và mát.
Canh xinh thang: Thịt nạc băm nhỏ cho vào nước trong, thêm gia vị.
Bánh chưng: đồ lên sẽ được xôi nhiều màu. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, nhân bánh làm bằng đậu, thịt, hành hoặc lạc. Gạo nếp vo đãi sạch sau đó hoặc bằng lá dong hay lá chuối rồi đem luộc chín. Bánh ăn trong dịp Tết Nguyên đán và tiết xuân.
Bánh dày: Thường làm vào dịp lễ hội, cưới xin. Bánh to, tròn (sì pưởng) thường làm để biếu, bánh nhỏ, trò (sì ăn) làm để nhà ăn hay cúng. Bánh có thể có nhân hoặc không. Nhân bánh làm bằng đậu, lạc, vừng, đường. Có loại bánh được nhuộm đỏ có loại vẽ lên trên bề mặt hình hoa văn bằng phẩm đỏ, vàng. Có loại lại làm bằng bột gạo và lá ngải (pẻng nhả ngài) để ăn vào Tết Thanh minh.
Bánh trôi: Làm vào dịp Tết Đông chí. Bánh làm bằng bột gạo nếp, có thêm gừng, đường phèn. Ăn thơm và ấm.
Một số đồ uống của người Tày
Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Nhưng khi đi rừng, lên nương, người dân thường uống nước khe, nước suối.
Rượu cũng là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngô, mật mía.Rượu nếp ủ trong hũ dùng trong dịp 14 tháng 7 âm lịch. Trong các dịp hội, hè lễ tết hợc tiếp khách, người Tày đều phải mời rượu, có khi chỉ là rượu suông.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Với hơn 70% dân số là người dân tộc Mường, huyện Kỳ Sơn đã từng được biết đến như một xứ Mường bình yên và phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, những nét đẹp văn hoá truyền thống đang dần bị phai nhạt. Đứng trước thực tế đó, thời gian gần đây, huyện đã bắt đầu chú trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
(HBĐT) - Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc. Chính điều đó đã tạo nên cho phụ nữ Mường nét duyên dáng, niềm tự hào khi khoác trên mình trang phục truyền thống.