Hộ định canh, định cư xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) trồng rừng sản xuất để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Hộ định canh, định cư xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) trồng rừng sản xuất để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Cách đây chừng hơn 10 năm, đời sống của phần lớn bà con từ lòng hồ sông Đà di chuyển đến các xóm của xã Vầy Nưa (Đà Bắc) gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp theo hình thức tự cung, tự cấp, manh mún, nhỏ lẻ, bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt thấp. ở một số thôn, bản đã định cư nhưng chưa định canh. Một số nơi còn tình trạng du canh, du cư, tỷ lệ hộ nghèo, đói chiếm gần 60%. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở các thôn, bản nghèo nàn.

 

Xóm Dướng cũng là một trong số thôn, bản ở vào tình cảnh như vậy. Theo già làng có uy tín của xóm Bàn Văn Thân, cuộc sống của người dân chỉ thực sự thay đổi khi sự đầu tư, quan tâm của Đảng, Nhà nước đến kịp thời. Thông qua các chương trình, dự án, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã triển khai hỗ trợ cho bà con, tiến bộ KH-KT được áp dụng vào sản xuất giúp thay đổi tập quán canh tác, đưa năng suất cây trồng tăng lên. Mỗi năm, từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, huyện, vốn Chương trình 134, 135 và các chương trình, dự án khác đã tập trung ưu tiên cho các thôn, bản cải tạo, xây mới hệ thống điện, đường, trường, trạm với tổng kinh phí hàng tỷ đồng.

 

Bên cạnh đó, để ổn định và phát triển bền vững định canh, định cư trên địa bàn, xã đã đề ra các giải pháp tập trung mọi nguồn lực để khai hoang phục hóa, sắp xếp lại dân cư thôn, bản bằng hình thức dãn hộ. Đầu tư xây mới và sửa chữa các công trình thủy lợi, đẩy mạnh tu sửa và làm mới hệ thống đường giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến KH-KT trong chăn nuôi, trồng trọt, vận động, hướng dẫn bà con thay đổi tập quán canh tác, cách sử dụng đất canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sản xuất hiệu quả. Nhờ triển khai đồng bộ, nhất quán, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và đồng lòng của người dân, đến nay xã đã hoàn thành công tác định canh, định cư, không còn đối tượng du canh, du cư, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Thành quả cụ thể là sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực. Từ chỗ nhiều hộ dân phát nương làm rẫy, sản xuất lạc hậu, manh mún đến nay bà con đã chuyển sang thâm canh các giống lai, giống tiến bộ, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi nhân rộng ở các thôn góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Song song với mô hình, nhiều hộ dân các xóm ven hồ phát triển mạnh nuôi cá lồng góp phần tăng thu nhập.

 

Xã Vầy Nưa có 613 hộ với 10 xóm, 3 dân tộc anh em Mường, Dao, Kinh cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Dao chiếm 54,3%, Mường chiếm 42,2%, Kinh chiếm 3,5%. Với sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, tình hình KT-XH có những bước chuyển, an ninh chính trị giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Đồng thời, nhờ tích cực giải quyết các vấn đề sản xuất, đất ở, nước sạch, nhà ở cho hộ nghèo, thực hiện chính sách định canh, định cư, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, trợ cước, trợ giá, hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn, vay vốn phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư được nâng lên. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2015 của xã đạt 1.300 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2009. Hiện xã đã có đường ô tô đến trung tâm, trường, lớp học kiên cố, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ  phủ sóng truyền hình đạt trên 90%, độ che phủ rừng trên 50%.

 

                                                                              Bùi Minh

Các tin khác

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng,  người dân xã Yên Thượng (Cao Phong) mở rộng diện tích  trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Từ mô hình của Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chung, đến nay, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã phát triển trên 50 ha mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt.
Không có hình ảnh
Cán bộ Văn phòng Huyện ủy Cao Phong nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đảng viên tiên phong xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Với đặc thù là xã vùng sâu, vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, 2 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xác định phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Chuyển biến sau kiểm điểm theo tinh thần NQT.Ư 4 (khóa XI)

(HBĐT) - Thực hiện kiểm điểm theo tinh thần NQT.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Đảng ủy xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) xác định phải bắt đầu từ nâng cao chất lượng cán bộ. Sau hơn 4 năm triển khai, dù vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được, song cũng góp phần quan trọng tạo nên những chuyển biến tích cực về tác phong, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ trên địa bàn xã.

Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Ngày 15/5/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Toàn văn Chỉ thị như sau:

Thu nhập cao từ chăn nuôi quy mô lớn

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, nuôi gà thả vườn trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập khá, được nhiều hội viên nông dân huyện Lương Sơn lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Gà thả vườn dễ nuôi, ít vốn đầu tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có và thời gian nhàn rỗi của bà con. Một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế từ nuôi gà thả vườn là gia đình anh chị Trịnh Xuân Hiền - Nguyễn Thị Gấm ở xóm Xum, xã Liên Sơn (Lương Sơn).

Huyện Yên Thủy: Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, giám sát của HĐND huyện, quản lý, điều hành của UBND huyện và nỗ lực cố gắng của nhân dân, 5 năm qua, huyện Yên Thủy đã huy động được trên 800 tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với gần 500 tỷ đồng để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH vùng nông thôn. Trong đó, nổi bật là đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 38 công trình với trên 120 km đường giao thông nông thôn (GTNT).

Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

(HBĐT) - Ngày 6/6, Uỷ ban bầu cử huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đồng chí Võ Ngọc Kiên, TUV, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử huyện chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục