(HBĐT) - “Cuộc sống của bà con các xã vùng khó khăn đã cải thiện lên nhiều. Đường đi lối lại tốt hơn. Trường, lớp học được xây mới. Có trung tâm học tập cộng đồng để sinh hoạt. Có công trình nước sạch thụ hưởng…” - Đó là bày tỏ của đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò (Mai Châu), là một trong những xã đang được hưởng sự quan tâm, hỗ trợ về chính sách kịp thời từ Chương trình 135 của Chính phủ.
Chính sách hỗ trợ giống cho sản xuất trong Chương trình 135 tạo động lực để hộ dân xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) thắng đói nghèo.
Cùng với Pà Cò, diện mạo KT-XH tại các xã vùng 135 khác trên địa bàn huyện gồm: Hang Kia, Pù Bin, Noong Luông, Tân Dân, Ba Khan, Phúc Sạn, Tân Mai, Nà Mèo, Cun Pheo cũng đang có bước đổi thay. Trong những năm qua, Chương trình 135 đã tiếp sức cho các xã nghèo bằng việc hỗ trợ hạ tầng cơ sở, từ công trình điện, đường, trường, trạm cho đến các công trình phục vụ đời sống dân sinh khác như hệ thống nước sinh hoạt trị giá hàng tỷ đồng cho người dân xã Pà Cò, công trình nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Khan Thượng - xã Ba Khan, đường giao thông xã Pù Bin… Bên cạnh đó, nhiều hoạt động hỗ trợ người dân vùng khó khăn thoát nghèo, giảm nghèo bền vững được thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, từ nguồn vốn của Chương trình đã triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất bằng cây, con giống, vật tư đến hộ nghèo vùng hưởng lợi. Đồng thời, tổ chức tập huấn, chuyển giao KH-KT, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt giúp hàng trăm hộ có điều kiện ứng dụng vào sản xuất.
Theo đồng chí Hà Công Hợi, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu, mỗi năm, Chương trình 135 đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng khó khăn. Riêng năm 2015, trên địa bàn đã có 21 công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng với tổng giá trị trên 9 tỷ đồng. Việc lựa chọn ưu tiên công trình trên cơ sở nhu cầu của các xóm, bản được đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai và có thống nhất cao. Trong chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cũng thực hiện cung ứng căn cứ vào nhu cầu thực tế ở cơ sở với tổng mức đầu tư vốn bình quân trên, dưới 2,5 tỷ đồng/năm. Một số danh mục hạ tầng dân sinh cần thiết cũng được bổ sung nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng.
Năm 2016, trong tổng số 21 xã, thị trấn, toàn huyện có 10 xã được phê duyệt xã hưởng lợi Chương trình 135. Ngoài ra còn có 4 xóm vùng đặc biệt khó khăn gồm xóm Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hạ; xóm Hữu Tiến, xã Xăm Khòe; xóm Thung Đẹt, xã Thung Khe và xóm Nà Vanh, xã Piềng Vế. Các danh mục đang triển khai gồm hỗ trợ mua bò sinh sản, phân bón vô cơ, giống ngan thịt, cá lồng, mua máy tuốt lúa, máy cày, bừa, chè shan tuyết, giống đào Pháp, gà, lợn sinh sản… Tiếp tục hỗ trợ hạ tầng cơ sở, Chương trình sẽ ưu tiên các hạng mục giao thông, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng. Từ nay đến cuối năm, trong khuôn khổ Chương trình sẽ có một số tuyến giao thông hoàn thành như cứng hóa đường xóm Hang Kia (Hang Kia) dài 400 m, đường xóm Xăm Pà (Nà Mèo) dài 300 m… Mức đầu tư hỗ trợ đối với mỗi xã từ 730 - 890 triệu đồng/xã. Chương trình 135 cùng với các chương trình, dự án, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác đã và đang thiết thực hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người dân, góp phần ổn định tình hình ANCT - TTATXH vùng đồng bào dân tộc, khích lệ, động viên nhân dân các dân tộc hăng hái thi đua lao động, sản xuất hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Bùi Minh
Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nắm bắt thời cơ “ngàn năm có một” cùng đồng lòng tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua gian khổ, hy sinh, giành chính quyền về tay nhân dân.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã nhận ủy thác vốn từ Ngân hàng CSXH huyện để giúp hàng ngàn phụ nữ nghèo, hộ chính sách tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn và sử dụng hiệu quả để thoát nghèo. Việc sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ huyện Lạc Sơn đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển KT-XH của địa phương, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo, tạo việc làm cho chị em phụ nữ và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng NTM.
(HBĐT) - Theo số liệu tổng hợp, huyện Kỳ Sơn hiện có 37 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 17,5 triệu USD và trên 11.908 tỉ đồng bao gồm 1 dự án đầu tư nước ngoài, 36 dự án đầu tư trong nước về các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, trồng rừng, khai thác chế biến khoáng sản, hạ tầng đô thị và lĩnh vực khác. Là huyện cửa ngõ thành phố, nằm trong vùng động lực của tỉnh, có đường Hoà Lạc - thành phố Hoà Bình chạy qua, huyện Kỳ Sơn xác định thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển KT-XH, trong đó, việc tạo cơ chế thông thoáng, cởi mở, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính được huyện tập trung chỉ đạo triển khai nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào huyện.
(HBĐT) - Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào tiềm thức của mỗi cán bộ, người dân, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp và đẩy mạnh vận động, tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, hành động cho CB, ĐV và nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 15/8, BTV Tỉnh ủy ban Kế hoạch số 45- KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Nghị quyết về bổ sung Điều 1, Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và tỷ lệ phần trăm trích lại cho cơ quan thu phí