(HBĐT) - Được thành lập từ tháng 8/2015, CLB “Thanh niên phát triển kinh tế giỏi” Hòa Bình đã đoàn kết, tập hợp các ĐV-TN đoạt giải thưởng Lương Định Của qua các năm, ĐV-TN trên địa bàn tỉnh có tinh thần nhiệt huyết, tích cực phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời, tạo môi trường để ĐV-TN trao đổi, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng NTM mới.

 

 

Anh Hà Minh Vương (bên trái), xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong), thành viên CLB “Thanh niên phát triển kinh tế giỏi” Hòa Bình chuẩn bị thức ăn tự chế cho chim cút có chứng nhận của cơ quan chức năng.

 

Với 13 thành viên ban đầu, sau gần 2 năm hoạt động, CLB đã tăng lên 23 thành viên đến từ các huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. CLB duy trì hoạt động phát triển kinh tế, SX-KD trên 3 lĩnh vực: trồng trọt   (nhãn, cam, bưởi,  chanh, nấm sò…), chăn nuôi (lợn, dê, chim cút, gà, cá) và dịch vụ thức ăn chăn nuôi. Các mô hình kinh tế đều phát triển theo chuỗi kết hợp VAC và VACR nên đảm bảo được mục tiêu lấy ngắn nuôi dài, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hơn nữa, các thành viên trong CLB đều có kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình, nắm vững kỹ thuật nên tính rủi ro  thấp. Bên cạnh đó, CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ 3 tháng/lần với các hoạt động: thăm quan, học tập các mô hình; diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý kinh tế nông nghiệp. Hiện, CLB đã tổ chức được 5 kỳ sinh hoạt với 10 mô hình phát triển kinh tế như nuôi chim cút, trồng cam ở Cao Phong; trồng cây có múi, ao thả cá ở Kim Bôi; nuôi gà và trồng dổi ở Lạc Sơn; nuôi lợn sinh sản, lợn rừng ở Lương Sơn và gần đây nhất là mô hình trồng chuối Thái Lan và trại lợn tại xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình). Qua đó giúp các thành viên trau dồi kiến thức, xây dựng, quản lý và phát triển mô hình của mình nhằm nâng cao hiệu quả cả về chất và lượng.

 

Đồng chí Nguyễn Trung Hiếu, Phó Chủ nhiệm CLB cho biết: “Nguồn vốn hạn chế là một trong những khó khăn lớn mà những thanh niên xung kích thường gặp phải khi bắt tay vào khởi nghiệp. Vì vậy, 10 thành viên trong CLB đã thống nhất ký hợp đồng góp họ bằng tiền theo hình thức bốc thăm luân phiên. Hiện đã hỗ trợ được 6 thành viên với tổng số tiền 32 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng đã phần nào san sẻ khó khăn cho những con người dám nghĩ, dám làm giàu trên mảnh đất quê hương”.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi chim cút của anh Hà Minh Vương, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong), anh Vương cho biết: “Năm 2010,  tôi nuôi chim cút từ 500 - 1.000 con nhưng còn hạn chế về vốn cũng như kỹ thuật chăm sóc. Hơn 1 ha cam trong vườn cho năng suất không cao do chất đất không tốt. Với ý nghĩ kết hợp chăn nuôi để cải thiện kinh tế, tôi đã tìm tòi và lấy giống chim cút ở Hà Nội về nuôi thử. Thời gian đầu do chăm sóc chưa đúng kỹ thuật nên chim thường bị ốm và giảm năng suất đẻ trứng. Năm 2014, 2 bố con tôi tự điều chế được thảo dược và thức ăn cho chim, có chứng nhận của cơ quan chức năng. Đến nay, nhờ áp dụng đúng quy trình chăm sóc và vệ sinh chuồng trại, tôi đã duy trì nuôi đều đặn 10.000 con, trong đó có 5.000 con đang úm, 5.000 con đang đẻ và xuất cho thu nhập trung bình hơn 200 triệu đồng/ năm. Tham gia CLB, tôi cũng tự tin chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của mình và học hỏi, trau dồi kiến thức từ các thành viên, nhất là trong quản lý kinh tế và nhân rộng mô hình”.

 

Cùng suy nghĩ đó, anh Bùi Văn Đạt, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi), một trong những thành viên CLB đã “dám” từ bỏ công việc cơ khí ổn định của mình để trồng nấm sò từ năm 2014 với 1.000 bịch khởi nghiệp. Năm 2015, anh mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng để tăng số lượng lên 5 vạn bịch. Do quy trình kỹ thuật chưa đúng tiêu chuẩn nên có 4 vạn bịch cho thu, còn 1 vạn mất trắng. Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi, học hỏi kỹ thuật qua nhiều kênh thông tin. Đến nay, anh đã thành lập được HTX nuôi và trồng nấm Bắc Sơn do chính anh làm chủ nhiệm. HTX với 16 thành viên là “sản phẩm” tuổi trẻ mà chàng thanh niên 9x đã đầu tư bao tâm huyết. Hiện HTX đang xây mới trên diện tích 1 ha, duy trì ban đầu 2 vạn bịch và dự kiến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tăng lên hàng chục vạn bịch, đảm bảo về chất lượng là thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường và cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

 

Qua một thời gian hoạt động, sản phẩm và lợi nhuận trên các lĩnh vực kinh tế của các thành viên CLB không ngừng tăng lên. Lĩnh vực trồng trọt với 45 ha cho thu nhập 12 tỷ đồng/năm; lĩnh vực chăn nuôi với sản lượng trung bình 10 tấn thịt/năm cho thu nhập trên 7 tỷ đồng/năm; dịch vụ thức ăn chăn nuôi đạt 40-50 tấn/năm. Theo đó, thu nhập trung bình đạt 200-600 triệu đồng/mô hình góp phần tạo nguồn thu nhập khá cho các thành viên.

 

 

                                                                  Thanh Sơn

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Hỏi - Đáp về thi hành kỷ luật Đảng

(HBĐT) - Hỏi: Đảng viên dự bị X. phạm tội buôn bán ma túy, bị cơ quan pháp luật bắt tạm giam. Tại tổ chức Đảng nơi đảng viên dự bị X. sinh hoạt, có 2 loại ý kiến. ý kiến thứ nhất cho rằng ra quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với đảng viên dự bị X., sau khi tòa án xét xử bản án có hiệu lực mới xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng. ý kiến thứ hai cho rằng ra quyết định xóa tên vì đồng chí X. không đủ tư cách đảng viên. Vậy, ý kiến nào đúng?

Đảng bộ huyện Tân Lạc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát (KT,GS) và thi hành kỷ luật trong Đảng, những năm qua, Huyện ủy Tân Lạc và các chi, Đảng bộ trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác KT,GS của Đảng. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ CB,ĐV.

 Hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại Trung tâm học tập cộng đồng

(HBĐT) - Những năm 2012 trở về trước, tại các thôn, xóm trên địa bàn xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) mỗi năm xảy ra khoảng 5 vụ bạo lực gia đình. Nguyên nhân chủ yếu do người chồng say rượu, thiếu hiểu biết, thường xuyên đe dọa, sỉ nhục, thậm chí đánh đập vợ, con. Tuy nhiên, sau khi xã thực hiện “Chuyên đề tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình” tại Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) thì tình trạng trên đã dần được chấm dứt.

Giải đáp pháp luật: Giám định mức suy giảm khả năng lao động

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Luân (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết người lao động bị tai nạn lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động trong những trường hợp nào?

Xã Đoàn Kết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ

(HBĐT) - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, những năm qua, xã Đoàn Kết tích cực đẩy mạnh việc học tập và theo tấm gương Bác Hồ, từng bước xóa bỏ rào cản trong hành trình XĐ-GN và xây dựng NTM...

Ổn định vùng đồng bào dân tộc Mông

(HBĐT) - Sau 6 năm thực hiện Đề án số 03-DA/TU của Tỉnh ủy về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống Chính trị, phát triển KT -XH và đảm bảo QP -AN hai xã Hang Kia và Pà Cò huyện Mai Châu, hệ thống chính trị của 2 xã được củng cố, kiện toàn; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng cơ bản. KT -XH có bước phát triển tích cực, ANCT-TTATXH từng bước ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Đảng bộ xã Pà Cò có 12 chi bộ, 149 đảng viên, tăng 3 chi bộ và 43 đảng viên so với năm 2010, Đảng bộ xã 4 năm đạt TS -VM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục