(HBĐT) - Xác định rõ tầm quan trọng của thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) là 1 trong 3 đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển KT- XH nhanh, bền vững, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 13/5/2016 về đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh đã tích cực vào cuộc với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, xây dựng nền hành chính phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả một cửa huyện Lạc Sơn được trang bị thiết bị hiện đại, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
Để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 05, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2194/QĐ-UBND, ngày 26/8/2016 phê duyệt Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020. UBND tỉnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo, điều hành, hàng năm đã ban hành kế hoạch CCHC và nhiều văn bản quan trọng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện, trọng tâm là quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của CB, CC, VC.
Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến, giải pháp mới về CCHC đã được áp dụng, mang lại hiệu quả cao như: Kiện toàn, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, các đơn vị sự nghiệp công lập; triển khai phần mềm theo dõi, đánh giá chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị; triển khai phong trào "Đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ người dân thực hiện TTHC qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và dịch vụ bưu chính công ích”… Đồng thời, UBND tỉnh duy trì việc đánh giá, xác định chỉ số CCHC và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, qua đó, giúp các cơ quan, đơn vị nhìn nhận những mặt còn hạn chế, yếu kém để chấn chỉnh, khắc phục, phục vụ Nhân dân tốt hơn.
Những năm gần đây, chỉ số CCHC huyện Đà Bắc tăng từng năm. Năm 2016 xếp thứ 9 của tỉnh, năm 2017 đứng thứ 7, năm 2018 vươn lên thứ 5, đến năm 2019 đã bứt phá xếp thứ nhất toàn tỉnh. Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Công tác CCHC được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hàng năm, công bố, niêm yết công khai danh mục và trình tự các TTHC, rà soát những thủ tục rườm rà, chồng chéo để kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ. Các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc công khai TTHC, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo quy định tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tra cứu và giám sát việc triển khai thực hiện của từng cơ quan, đơn vị. UBND huyện đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN) cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Triển khai thực hiện hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản trong các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và hệ thống truyền hình trực tuyến từ Huyện ủy, UBND huyện đến các xã, thị trấn, qua đó đã giảm thời gian đi lại của cán bộ, nhất là tiết kiệm chi phí.
Là trung tâm chính trị, hành chính, KT-XH của tỉnh, do vậy, thực hiện CCHC được TP Hòa Bình xem là động lực thúc đẩy sự phát triển. Song song với tiếp tục hoàn thiện Bộ phận một cửa hiện đại thành phố và các phường, xã trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), thành phố đã đẩy mạnh cải cách TTHC, kịp thời rà soát, cập nhật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp. Tổ chức bộ máy HCNN được rà soát, sắp xếp theo hướng tinh gọn. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong công tác quản lý Nhà nước từ thành phố đến các phường, xã... Ghi nhận nỗ lực này là Chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan HCNN trên địa bàn liên tục tăng, giai đoạn 2016-2019 bình quân đạt 89,36%.
Những năm qua, một số lĩnh vực CCHC đã được các ngành, địa phương triển khai thực hiện tích cực, đạt hiệu quả cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Nổi bật như việc kiểm soát TTHC được quan tâm. Từ năm 2017 đến nay, đã có 183 TTHC được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thông qua phương án đơn giản hóa, tỷ lệ cắt giảm chi phí đạt 25,3%, trong đó chủ yếu kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết, bãi bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, giảm bớt yêu cầu về chứng thực; bãi bỏ những yêu cầu, điều kiện bất hợp lý gây phiền hà, tốn kém, mất nhiều thời gian thực hiện cho cá nhân, tổ chức.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 100% bộ phận một cửa cấp huyện và 34% bộ phận một cửa cấp xã đã được trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng, hiện đại để phục vụ Nhân dân. Phần mềm một cửa điện tử kết nối từ tỉnh đến 100% đơn vị cấp huyện, xã, với tổng số 1.777 TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa; trong đó, cấp tỉnh 1.426 thủ tục, cấp huyện 246 thủ tục, cấp xã 105 thủ tục. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền đều được giải quyết qua phần mềm một cửa điện tử; cung cấp 273 DVCTT mức độ 3 và 648 DVC mức độ 4. Tình trạng giải quyết hồ sơ quá hạn theo quy định đã được khắc phục gần như tuyệt đối so với trước đây.
Song song với cải cách TTHC, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị hành chính cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố để giảm đầu mối quản lý, giảm biên chế và chi thường xuyên từ NSNN. Đã phê duyệt được bản mô tả công việc và khung năng lực theo vị trí việc làm đối với 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; thực hiện việc tuyển dụng, thi nâng ngạch, tuyển chọn cán bộ quản lý theo nguyên tắc cạnh tranh. Đẩy mạnh việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự đảm bảo một phần, đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, hoặc chuyển thành công ty cổ phần. Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO tại 100% UBND cấp xã...
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Qua kiểm tra ở các huyện, thành phố cho thấy, cơ bản công tác CCHC có nhiều tiến bộ và chuyển biến nhất định so với những năm trước. Tuy nhiên, có một thực tế là ở các huyện, nhất là những xã mới sáp nhập đơn vị hành chính, việc sử dụng chữ ký số cũng như văn bản điện tử đi và đến tỷ lệ còn thấp. Do đó, UBND các huyện, thành phố cần quan tâm đôn đốc vấn đề này để đẩy mạnh thực hiện việc xử lý văn bản trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hồ sơ phát sinh giải quyết DVCTT mức độ 3, mức độ 4 còn thấp, mà theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là năm nay phải đạt 30%. Hiện, mới có huyện Lạc Sơn và TP Hòa Bình làm tốt vấn đề này. Ở huyện Lạc Sơn, 100% xã, thị trấn đã ký chữ ký số và xử lý văn bản điện tử. Hồ sơ phát sinh giải quyết DVCTT mức độ 3, mức độ 4 ở Lạc Sơn hơn 900 hồ sơ, ở TP Hòa Bình khoảng 1.600 hồ sơ. Các huyện và những đơn vị hành chính khác còn rất thấp, có đơn vị không phát sinh hồ sơ nào. Do vậy, đề nghị các địa phương tích cực chỉ đạo vấn đề này để đảm bảo nâng tỷ lệ hồ sơ phát sinh qua DVCTT.
Bình Giang
(HBĐT) - Chiều 12/10, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Quách Thế Tản, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế đã dự hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào các dự án luật tại Công an tỉnh trước Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV.
Ngày 9/10, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương đã bế mạc, hoàn thành các nội dung đề ra. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 9/10, sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu bế mạc Hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 8/10, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc dẫn đầu để cho ý kiến về ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc đến năm 2045; việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình giai đoạn 2. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Cuối tháng 9/2020, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (Trung tâm IOC) tỉnh được khai trương. Tính đến thời điểm này, Hòa Bình là 1 trong 17 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai xây dựng, vận hành Trung tâm IOC.
(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 574-KL-TU về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 30/8/2017 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL, BV&PTR).