Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh công tác giáo dục dân tộc nói chung, phát triển hệ thống trường PTDTNT nói riêng được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT, với 3.855 học sinh người DTTS (chiếm 6,4%); các trường PTDTNT thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho các em học sinh. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đặc thù đối với học sinh và giáo viên các trường PTDTNT theo đúng quy định...
Tuy nhiên, còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong các trường PTDTNT, trong đó: Chất lượng giáo dục chuyển biến chậm, hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu; kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực ngoại ngữ của học sinh còn hạn chế; chất lượng mũi nhọn kết quả chưa cao. Chưa có chế độ ưu đãi đặc biệt để thu hút giáo viên giỏi, động viên học sinh giỏi, mức hỗ trợ học bổng cho học sinh còn thấp... Đến nay, toàn tỉnh còn thiếu 2 phòng học kiên cố, 31 phòng chức năng, 27 phòng bộ môn và 64 phòng kí túc xá cho học sinh nội trú. Số học sinh dân tộc được học tại các trường PTDTNT còn thấp, chưa đạt tỷ lệ 10% theo Quyết định 1379/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường PTDTNT nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTD trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH, ngành GD&ĐT, các trường PTDTNT tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần các văn bản của Trung ương, của tỉnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đẩy mạnh phát triển nguồn nhânlực cácDTTS…
- Xác định đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng, là lực lượng trực tiếp triển khai các nhiệm vụ và chủ trương đổi mới, quyết định chất lượng giáo dục trong các trường PTDTNT. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Xây dựng cơ chế đặc thù của tỉnh nhằm thu hút giáo viên, sinh viên giỏi về công tác, giảng dạy tại các trường PTDTNT.
- Bổ sung nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm đảm bảo tỷ lệ học sinh DTNT được học trong các trườngPTDTNT theo quy định của từng giai đoạn 2021 - 2025, 2025 - 2030…
- Tập trung duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường PTDTNT; xây dựng các biện pháp, giải pháp cụ thể trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề, chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho học sinh về định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh, xu hướng việc làm, thị trường lao động và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương…
- Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị này, đồng thời nghiên cứu, đề xuất, trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.
- Đảng đoàn MTTQ tỉnh, các đoàn thể CT-XH chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, ngành GD&ĐT trong chỉ đạo vận động hội viên, đoàn viên, các tầng lớp Nhân dân phối hợp với nhà trường, xã hội trong việc chăm lo và phát triển giáo dục.
- Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh uỷ căn cứ nội dung Chỉ thị và chức năng nhiệm vụ, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện.
-Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị; định kỳ báo cáo BTV Tỉnh ủy theo quy định.
Chỉ thị này phổ biến đến Chi bộ.
P.V (TH)