Ngày 10/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế và lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Phiên chất vấn được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi.
Chiều 9/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Trước đó, ngày 9/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày để tiếp tục thảo luận về:
Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022-2024), trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Tại phiên thảo luận, có 60 ý kiến phát biểu, 2 ý kiến tranh luận của đại biểu Quốc hội, tập trung về những nội dung cụ thể như sau:
Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, các đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; đồng tình với mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung: nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; chính sách phục hồi sản xuất, tạo việc làm cho người lao động; cơ chế đổi mới khoa học và công nghệ; công tác dạy và học trực tuyến, tuyển sinh đại học; tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên ở một số địa phương; giải pháp đẩy mạnh chương trình cấp điện đối với khu vực nông thôn, miền núi; phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, cửa khẩu; công tác giảm nghèo; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề quản lý đất đai; công tác quản lý, bảo vệ rừng, giải quyết vướng mắc liên quan đến đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp; việc quản lý thông tin trên không gian mạng; giải pháp phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số đường cao tốc; mở rộng liên kết vùng; vấn đề bình đẳng giới; chế độ, chính sách đối với công tác cán bộ; nâng mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; chế độ đối với các xã đảo đặc biệt khó khăn; giải pháp phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài sau đại dịch; chính sách đối với người có công với cách mạng; tháo gỡ những điểm nghẽn về thủ tục hành chính; vấn đề cơ cấu lại các tổ chức tín dụng...
Về Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, các ý kiến đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; hoàn thiện hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine; chính sách hỗ trợ đối với trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19; củng cố, tăng cường tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng, y tế tư nhân; kinh phí cho việc xét nghiệm COVID-19.
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị làm rõ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên các khía cạnh thể chất, tâm lý, việc làm, thu nhập, cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với giáo dục, đào tạo và các gói hỗ trợ của người dân; vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh; việc thống nhất phần mềm quản lý thông tin về COVID-19; hiệu quả của việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong công tác phòng, chống dịch; tình hình thực hiện Nghị quyết số 128/NĐ-CP của Chính phủ quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiếm soát hiệu quả dịch COVID-19”...
Về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022-2024), trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Các đại biểu tập trung thảo luận về kết quả thu ngân sách nhà nước; cơ cấu ngân sách nhà nước; chính sách thu ngân sách; chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tăng điều tiết ngân sách cho các tỉnh, thành bị thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19; việc phân bổ nguồn thu từ xổ số kiến thiết tại các địa phương; vấn đề kiểm soát nợ công; rà soát danh mục đầu tư công trung hạn; đề nghị Quốc hội và Chính phủ bổ sung một số dự án theo chương trình dự án quan trọng cấp bách và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025…
Kết thúc nội dung thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo Baotintuc
Đa số ý kiến đại biểu phát biểu đều đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch; ghi nhận những cách làm sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh và duy trì hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân.
Trong 2 ngày (8 và 9/11), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, công tác tài chính - ngân sách và công tác phòng, chống dịch Covid-19. Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
(HBĐT) - Ngày 7/11, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (7/11/1981 - 7/11/2021) theo hình thức trực tuyến toàn quốc. Dự, chúc mừng đại lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; đại diện các ban, bộ, ngành T.Ư; các vị chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự; hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, đại đức, tăng ni. Tại điểm cầu Hòa Bình có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thượng tọa Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự GHPGVN, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh; các chư tôn đức trong Ban Thường trực GHPGVN tỉnh.
(HBĐT) - Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, nước Nga có hai chính quyền cùng tồn tại song song đó là Xô Viết các đại biểu công nhân, binh sĩ và Chính phủ lâm thời tư sản. Đứng trước bối cảnh đó, Đảng Bôn-sê-vích dưới sự lãnh đạo tài tình của V.I.Lênin đã làm cuộc cách mạng vô sản. Ngày 25/10/1917 (ngày 7/11/1917 theo lịch Gregory) cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga đã hoàn toàn thắng lợi.
(HBĐT) - Ngày 5/11, khu dân cư (KDC) Đồng Khì, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2021. Đến dự, chung vui với Nhân dân có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Thế Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, UB MTTQ tỉnh, Sở VH-TT&DL, huyện Tân Lạc và cấp ủy, chính quyền địa phương.
Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 4/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và dự tiệc chiêu đãi của Tổng thống Pháp tại Phủ Tổng thống.