(HBĐT) - Ngày 10/1, tiếp tục ngày làm việc thứ 4, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận trực tuyến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành ánh dân sự và dự thảo Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.


Các đại biểu dự phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu của tỉnh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, tán thành các nội dung trong dự thảo luật và báo cáo thẩm tra trình tại kỳ họp. Khẳng định dự án luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thể chế hóa các văn kiện của Đảng và thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung cho ý kiến việc sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 1, Điều 75, Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 23, Luật Nhà ở). 

Liên quan đến việc sửa đổi Luật Điện lực, các đại biểu cho rằng, để thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó cho phép khối tư nhân tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện là cần thiết. Tuy nhiên, thể chế hóa như thế nào cho đúng và phù hợp với thực tế là vấn đề cần được cân nhắc thận trọng để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước...

Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu tán thành sự cần thiết đầu tư dự án nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11-KL/TW của Hội nghị T.Ư khóa XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó xác định "đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông". 

Về triển khai dự án, các đại biểu nêu: Đây là tuyến đường chiến lược, vì vậy, Quốc hội cần áp dụng cơ chế đặc thù để phục hồi, phát triển kinh tế như: Chỉ định thầu, thiết kế, giải phóng mặt bằng, thi công, như vậy mới sớm hoàn thành 5.000 km đường cao tốc theo quy hoạch. Nếu không có cơ chế đặc thù thì phải làm nhanh thủ tục trong năm 2022, giải phóng mặt bằng đến đâu, làm đến đó; như vậy mới bảo đảm tiến độ. Về nguồn lực đầu tư, việc Chính phủ đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công là có cơ sở. Trường hợp dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, đặc biệt là khả năng gây hiệu ứng lấn át khi tăng trưởng quá mức đầu tư công và nợ công đối với nền kinh tế.

Đ.H


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Thảo luận tổ các nội dung trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV

(HBĐT) - Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 6/1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiến hành thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

76 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Đổi mới, chủ động, đồng hành cùng dân tộc

Đúng 76 năm trước, ngày 6/1/1946, toàn thể nhân dân trên mọi miền Tổ quốc, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo đã nô nức đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tạo tiền đề cho thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường

Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với địa phương tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để Nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

(HBĐT) - Đồng chí NGÔ VĂN TUẤN, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy vừa  ký ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 28/12/2022 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Nhâm Dần 2022.

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển KT – XH

(HBĐT) - Chiều 4/1, tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ nhất, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiến hành phiên thảo luận tổ dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT – XH. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên thảo luận tổ. Tham gia thảo luận có các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(HBĐT) - Ngày 4/1, Quốc hội khóa XV đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo hình thức trực tuyến từ tòa nhà Quốc hội và 62 điểm cầu Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Kỳ họp. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội tham gia Đoàn chủ tịch điều hành Kỳ họp. Dự kỳ họp tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; các ĐBQH: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Dự Kỳ họp có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐN D tỉnh; lãnh đạo UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành hữu quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục