Ngày 12/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022.
Hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dân tộc thiểu số tại Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2022. Ảnh: THÀNH ĐẠT
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, một số địa phương và 200 người dân của 22 cộng đồng dân tộc của 15 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền.
Phát biểu tại ngày hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước gửi tới các đại biểu, đồng chí, đồng bào dự ngày hội và toàn thể đồng bào 54 dân tộc anh em, đồng bào ta ở nước ngoài những tình cảm thân thương, lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: THÀNH ĐẠT
Chủ tịch nước khẳng định, tất cả chúng ta dù ở đồng bằng hay miền núi, biên giới hay hải đảo, trong nước hay nước ngoài, dù khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo đều một lòng hướng về nguồn cội, quê hương, đất nước, cùng nhau nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3. Nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam được tạo nên bởi 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó với nhau. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta.
Chính sách dân tộc của Đảng đã tạo mọi điều kiện cho sự gìn giữ và phát triển tính khác biệt trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời làm cho văn hóa của các dân tộc hòa quyện với nhau tạo thành văn hóa Việt Nam bền vững và tỏa sáng. Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, mỗi dân tộc với nền văn hóa đặc sắc của mình luôn sản sinh ra những người con ưu tú cho đất nước.
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tinh thần đại đoàn kết của 54 dân tộc Việt Nam tiếp tục được tăng cường và củng cố. Công tác chăm lo, cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm và cải thiện rõ rệt thông qua thực hiện các chính sách ưu tiên, các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo và các dự án, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc anh em, coi văn hóa các dân tộc là một phần không thể tách rời của văn hóa Việt Nam.
Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững đất nước một lần nữa lại được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với yêu cầu: "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: THÀNH ĐẠT
Chủ tịch nước đánh giá cao những năm qua, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức hàng trăm lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn lượt đồng bào từ khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần khẳng định sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và mở ra những triển vọng về phát triển văn hóa, du lịch. Việc tổ chức sự kiện thường niên tại đây tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, trong đó Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” là điểm hội tụ, lan tỏa truyền thống văn hóa nhân dịp Tết cổ truyền.
Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy những vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của 54 dân tộc không chỉ được hiển lộ mà là nếp sinh hoạt đời sống hằng ngày của mỗi dân tộc trên quê hương Việt Nam, qua đó làm cho những vẻ đẹp văn hóa được lan tỏa trong cuộc sống chứ không chỉ nằm trong kho tàng. Những vẻ đẹp muôn màu đó đã và đang hòa quyện vào nhau làm nên vẻ đẹp lớn lao và thẳm sâu của văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch nước đề nghị các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương có những giải pháp việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội để tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào. Đặc biệt chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của những nhóm dân tộc ít người nhất Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu trồng cây tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: THÀNH ĐẠT
Khẳng định văn hóa luôn là bước tiến đầu tiên và là chốt chặn sau cùng cho sự tồn vong của mỗi dân tộc, Chủ tịch nước cho rằng, việc tổ chức Ngày hội văn hóa hằng năm cần một cách làm sáng tạo để giúp tìm hiểu, bảo tồn và tương tác một cách có chiều sâu những nét văn hóa riêng của từng dân tộc, tạo ra sự giao lưu, sự tương tác làm nổi bật và làm phong phú thêm vẻ đẹp văn hóa Việt Nam, gìn giữ bản sắc của từng dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhấn mạnh mỗi dân tộc là một cành, trong cái cây vĩ đại mang tên Việt Nam, do đó chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ bằng mọi giá vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho tất cả những cành, nhánh ấy đâm chồi nảy lộc, nở hoa, kết trái.
Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân tích cực phát huy vai trò vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt quan tâm giáo dục các thế hệ trẻ, bởi lẽ, thông qua sự kết nối kỳ diệu của văn hóa, chúng ta mới dễ dàng có được sự gần gũi, hiểu biết và yêu thương lẫn nhau, góp phần vun đắp sức mạnh Việt Nam, giá trị Việt Nam cho hôm nay và mai sau.
Sau khi đánh cồng báo hiệu Ngày hội xuân, tặng quà đại diện cộng đồng các dân tộc và trồng cây tại làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước tới thăm quan không gian làng dân tộc Mường tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Theo Báo Nhân Dân
Sáng 7/2 (tức Mùng 7 Tết Nhâm Dần 2022), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã về chung vui và thực hiện nghi thức tịch điền cùng nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Sáng 7/2 (tức mùng 7 Tết), tại đường Trần Quý Cáp thuộc địa bàn phường Tân Hòa, UBND thành phố Hòa Bình đã tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Nhâm Dần 2022. Dự lễ phát động có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, một số ban, sở, ngành; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và đông đảo cán bộ, công chức, người lao động của TP Hòa Bình.
Ngày 6/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Nhâm Dần năm 2022 do tỉnh Phú Thọ phối hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), vùng đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Ngày 6/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã kiểm tra hiện trường, đôn đốc, động viên công nhân thi công dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Hôm nay, trong không khí rộn ràng đón năm mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Sáng 1/2 (tức Mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022), đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đến thăm, chúc Tết các cơ quan, đơn vị tại thành phố Đà Nẵng.