(HBĐT) - Ngày 3/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự phiên họp.



Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022. 

Trong buổi sáng, phiên họp tập trung thảo luận về tình hình KT-XH tháng 2 và 2 tháng đầu năm; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; dự thảo chương trình phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 giai đoạn năm 2022-2023; công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31. Các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích, đánh giá tình hình, tác động của những diễn biến mới trong nước và quốc tế, nhất là tình hình xung đột ở Ukraine và cạnh tranh chiến lược giữa các nước, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, trong đó có giá xăng dầu tăng cao…, thảo luận về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp đánh giá, tình hình KT-XH tiếp tục chuyển biến tích cực, khởi sắc, phục hồi trên tất cả các lĩnh vực, hướng tới cả năm hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Người dân đón xuân mới với niềm tin, kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022. Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 là 7,9%... Tuy nhiên, nước ta vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Các ý kiến cho rằng, tình hình đòi hỏi các cấp, các ngành cần tăng cường dự báo, chủ động trong điều hành, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh. 

Báo cáo về dự thảo chương trình PCD Covid-19 (2022-2023), lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, từ khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP đến nay, tỉ lệ tử vong/số mắc giảm từ 2,45% xuống 1,54%; KT-XH có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. 

Dự thảo chương trình PCD Covid-19 đặt mục tiêu vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch, hạn chế lây lan trong cộng đồng vừa khôi phục, phát triển KT-XH và cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân, nhanh chóng đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và các nguyên nhân khác…

Kết luận về các nội dung thảo luận trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các cơ quan trình các văn bản, báo cáo, các ý kiến cơ bản đồng tình với các văn bản, báo cáo này và đóng góp thêm nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát tình hình. Thủ tướng dự báo, tình hình tháng 3 và những tháng tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ, nhiều diễn biến không dự báo được. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thời gian tới như thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine; nghiên cứu tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu; nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước… Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "không để đầu năm thong thả, cuối năm vất vả", phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, đạt kết quả ngay trong quý I, tạo đà cho cả năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh, phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Trong buổi chiều, Chính phủ tiếp tục phiên họp, thảo luận về các nội dung trong chương trình như: Xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh và một số vấn đề quan trọng khác.


P.V (TH)

Các tin khác


Thương mại điện tử - cơ hội khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống. Từ khi xảy ra dịch bệnh, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, việc mua hàng qua mạng trở thành nhu cầu cấp thiết. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp (DN) đã "biến nguy thành cơ", chủ động khai thác thương mại điện tử (TMĐT), ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website giới thiệu, quảng bá, chăm sóc khách hàng… Từ đó ổn định SXKD, phát triển thị trường, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 9 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, bao gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự, chính thức có hiệu lực thi hành.

Hỗ trợ doanh nghiệp khu công nghiệp phục hồi sản xuất

(HBĐT) - Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 11/2021 đến nay, các khu công nghiệp (KCN) đã có 1.885 ca F0, khỏi bệnh 1.100 ca, chiếm khoảng 70%, chủ yếu tại KCN Lương Sơn. Có 2 DN là Công ty Doosung Tech (1.802 lao động) phải tạm ngừng làm việc 3 ngày; Công ty Boshine (280 lao động) ngừng sản xuất 1 tuần. Tuy nhiên đến nay, các DN KCN đều khắc phục khó khăn, sản xuất - kinh doanh (SX-KD) ổn định. Để tiếp tục duy trì hoạt động trong điều kiện dịch bệnh, các DN mong muốn được hỗ trợ tiếp cận thiết bị y tế liên quan đến test Covid-19 và tiêm vắc xin; khẩn trương có cơ chế hỗ trợ chế độ đối với người lao động (NLĐ) bị nhiễm bệnh và công tác tuyển dụng lao động.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mới

(HBĐT) - Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn kiện của T.Ư, của tỉnh về công tác dân vận; ban hành Nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 402-QĐ/TU, ngày 13/2/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận chính quyền các cấp tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới”.

Nhiều chính sách mới về tiền lương và lao động sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2022

Từ tháng 3/2022, nhiều Thông tư liên quan đến chính sách về lao động, tiền lương chính thức có hiệu lực, đó là: Hướng dẫn mới về chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quy định cụ thể cách tính tần suất tai nạn để giảm mức đóng BHXH; Cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được trợ cấp đến 2.473.000 đồng/tháng; Yêu cầu thu thập thêm nhiều thông tin về thị trường lao động…

Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn: Mỗi cán bộ, y, bác sỹ là sự hiện thân của tri thức, tình người, nhân cách

(HBĐT) - Ngày 25/2, UBND tỉnh tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Dự lễ có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và lãnh đạo 10 tập thể, 95 cá nhân đại diện cho hàng nghìn y, bác sỹ trên toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục