(HBĐT) - Ngày 1/4, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 2/3/2022; Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 9/11/2018 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 9/12/2018 của Ban Bí thư. Các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự còn có lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng Trung ương; các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn đề nghị: Các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với tập thể cấp ủy lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra.
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy thông qua báo cáo thực hiện nhiệm vụ chính trị quí I, nhiệm vụ, giải pháp quí II năm 2022 của BCH Đảng bộ tỉnh. Trong đó nhấn mạnh: Quán triệt các văn bản chỉ đạo của T.Ư, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết; đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”...
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy thông qua báo cáo thực hiện nhiệm vụ chính trị quí I, nhiệm vụ, giải pháp quí II năm 2022 của BCH Đảng bộ tỉnh.
Hội nghị đã đánh giá tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I; mục tiêu, nhiệm vụ quý II năm 2022, nêu rõ: 3 tháng đầu năm, công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể có nhiều đổi mới. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì; thu ngân sách Nhà nước ước đạt gần 1.600 tỷ đồng, tăng khoảng 59%; thu hút được 17 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 6.100 tỷ đồng, tăng gấp 8,5 lần về số dự án và khoảng 141 lần số vốn đầu tư; giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 518 tỷ đồng, bằng 14% kế hoạch vốn được giao tăng 2%. Lưu thông hàng hóa, dịch vụ có mức tăng trưởng khá; hoạt động du lịch có dấu hiệu phục hồi; công tác quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng, giao thông, tài nguyên, môi trường được duy trì; an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận của các cơ quan, Nhà nước, chính quyền còn có mặt hạn chế. Việc nắm bắt dư luận xã hội và đề xuất hướng xử lý, nhất là đối với những vấn đề có tính chất phức tạp, nhạy cảm chưa kịp thời. Tăng trưởng kinh tế còn chậm so với mục tiêu đề ra. Công tác giải quyết các thủ tục hành chính về đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền, các dự án thuê đất còn chậm...
Hội nghị đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá làm rõ hơn những kết quả đã đạt được trong quý I đối với từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương; dự báo tình hình phát triển KT-XH trong thời gian tới; đề xuất các giải pháp toàn diện trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tổ chức triển khai các quy hoạch; kích cầu, phục hồi du lịch... Các đại biểu đã cho ý kiến về tờ trình của BTV Tỉnh ủy về điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, khoảng 2,2%/năm, đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu này.
Tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH quý I và làm rõ ý kiến về tờ trình của BTV Tỉnh ủy về điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025...
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH quý I và làm rõ ý kiến về tờ trình của BTV Tỉnh ủy về điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025
Hội nghị cũng quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 2/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo; Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 9/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 9/12/2018 của Ban Bí thư về tăng cường điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: Những kết quả đạt được mới là bước đầu. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Các cấp, ngành tập trung thực hiện một số nhiệm trọng tâm trong quý II như: Tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế. Quan tâm toàn diện hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát huy đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong Nhân dân. Tiếp tục quan tâm phát triển kinh tế, phát huy tốt hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCD Covid-19; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình; tổ chức thành công môn đua xe đạp trong chương trình SEA Games lần thứ 31...
Về điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo, cần tính toán điều chỉnh theo khung mới của Chính phủ nhưng phải đạt được mục tiêu chung của NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; xây dựng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu này.
Đối với các văn kiện được quán triệt tại hội nghị, từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước Nhân dân, trước Đảng để lãnh đạo quán triệt, thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của T.Ư. Từ đó, chủ động tham mưu giúp BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn kiện đảm bảo phù hợp với quy định mới của T.Ư và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hội nghị quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng các điều kiện về PCD Covid-19.
Các đại biểu dự Hội nghị BCH lần thứ 7 khoá XVII với tinh thần trách nhiệm cao.
Điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025
Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 khóa XVII dành nhiều thời gian thảo luận, phân tích Tờ trình của BTV Tỉnh ủy về điều chỉnh chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, khoảng 2,2%/năm. Đồng thời đề xuất các giải pháp để các cấp, ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu này.
Cải thiện thực chất đời sống người dân
Bùi Tiến Lực
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh
Xóa đói giảm nghèo là chương trình lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm có nhiều chủ trương chính sách quyết liệt cụ thể để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân và đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh ta có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, giảm nghèo và đạt được kết quả quan trọng, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống Nhân dân được cải thiện. Nhiều địa phương thu hút đầu tư, giải quyết việc làm tốt, chỉ cần 1 lao động đi làm công nghiệp cũng có thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, qua nắm bắt, công tác giảm nghèo còn những mặt băn khoăn, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, quy mô tái nghèo cao, có địa phương tỷ lệ giảm nghèo rất nhanh, tới 19%/năm, trong khi đó hạ tầng chưa có, dự án chưa có nhiều. Có câu chuyện phân bổ chỉ tiêu hộ nghèo. Cũng có chuyện người dân muốn giữ hộ nghèo để hưởng chính sách an sinh xã hội. Đại hội XVII đề ra muc tiêu phấn đấu cuối 2025 đạt mức trung bình của cả nước, giảm nghèo phấn đấu giảm 2,5 - 3% là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh. Để thực hiện mục tiêu Đại hội XVII phải có sự chỉ đạo rất quyết liệt mới đạt được mục tiêu nghị quyết. Nếu thu hút 14 dự án ngoài ngân sách, 6 dự án trong ngân sách, thì mục tiêu cũng khả quan. Cùng với chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu chương trình mục tiêu Quốc gia, cần quyết liệt chỉ đạo, rà soát, giao chỉ tiêu cụ thể, gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát, hướng tới mục tiêu cải thiện thực chất đời sống tinh thần của người dân...
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,1 - 2,2%/năm là có thể thực hiện được
Nguyễn Đức Dũng
Chánh Văn phòng Tỉnh ủy
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu chung, đó là ”Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước”, để đạt được mục tiêu trên, năm 2025 chỉ số GRDP/người và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh phải đạt ít nhất bằng mức trung bình cả nước. Mặc dù khi áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, điều kiện quy định khắt khe hơn, hộ nghèo muốn thoát nghèo phải có sự thay đổi về chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin); đồng thời, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nguồn lực vận động hỗ trợ thực hiện công tác giảm nghèo giảm... Do đó, việc giúp hộ nghèo thoát nghèo gặp nhiều khó khăn hơn trước đây. Tuy nhiên, còn 4 năm nữa để thực hiện mục tiêu chung của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nếu tập trung nguồn lực, cùng với việc chuẩn bị hoàn thành Quy hoạch tỉnh, tỉnh Hòa Bình sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào tỉnh, nhiều cơ hội việc làm mở ra cho người lao động; thì cục diện trong các năm 2023, 2024, 2025 sẽ khác 2 năm đầu nhiệm kỳ, kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc. Do đó, 4 năm tới, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,1 - 2,2%/năm là có thể thực hiện được...
Tập trung lồng ghép các nguồn lực vào thực hiện giảm nghèo bền vững
Nguyễn Văn Thắng
Giám đốc Sở KH&ĐT
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh phấn đấu kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước, tính trên 3 trụ cột cơ bản đó là thu nhập bình quân đầu người 100 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP 9%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 - 3%/năm. Mục tiêu bằng tiếp cận với cả nước thì phải giảm 2,2%. Để đạt được mục tiêu như vậy, theo tính toán của ngành lao động thì chúng ta vào huy động 1.000 tỷ đồng. Năm 2022, tổng vốn đầu tư công cho tỉnh khoảng 19.000 tỷ, dự kiến chương trình phục hồi phát triển KT-XH sẽ giao khoảng 4.800 tỷ; ngoài ra có 3 chương trình lớn gồm chương trình mục tiêu quốc gia hoàn thiện thể chế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo… Bên cạnh đó, nhiều công trình dự án đang triển khai, mở ra không gian phát triển. Đầu tư của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 vốn đầu tư trong và ngoài ngân sách đã tăng lên nhiều. Như vậy, các nguồn lực thì có khả năng thực hiện mục tiêu giảm nghèo 2,2%/năm...
Điều chỉnh chỉ tiêu giảm hộ nghèo là cần thiết
Quách Thị Kiều
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH
Theo tiêu chí mới cuối năm 2021, hộ nghèo của tỉnh là 14,49%, tương đương 34.029 hộ, đây là tỷ lệ hộ nghèo đầu kỳ giai đoạn 2022 - 2025. Nếu giữ nguyên mức giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo là 2,5 - 3%/năm như nghị quyết Đại hội XVII thì cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 3,49% là không phù hợp với thực tế đời sống của Nhân dân trong tỉnh (mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đặt ra cao gấp đội so với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước) thấp hơn mức cận dưới trung bình chung của cả nước 6,83 - 4,83 % và khó hoàn thành. Giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh có 34.029 hộ nghèo vừa thiếu hụt về thu nhập vừa thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản. Vì vậy, để giảm tỷ lệ hộ nghèo vừa phải có giải pháp hỗ trợ gián tiếp để tăng thu nhập vừa phải có hỗ trợ trực tiếp để thay đổi các chỉ số thiếu hụt của các hộ nghèo. Sở đã tham mưu với tỉnh điều chỉnh tỷ lệ hộ nghèo 4 năm tới là 2,2% từ đó xem xét cân đối nguồn lực để hỗ trực tiếp các hộ nghèo đa chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội; đề nghị các sở, ngành, địa phương chỉ đạo lồng ghép nguồn lực thực hiện hỗ trợ hạ tầng, tạo việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân…
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người lao động
Nguyễn Mạnh Cương
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh
Toàn tỉnh có trên 85.000 công nhân và người lao động sinh hoạt ở các tổ chức Công đoàn. Các cấp Công đoàn đã tích cực thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Tích tham gia các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh. Trong đó, phối hợp tổ chức đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên thăm tặng quà cho công nhân lao động, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức tốt Tết xum vầy, xuân bình an cho người lao động, đã hỗ trợ cho người lao động với kinh phí trên 1 tỷ đồng, giúp cho người lao động có Tết an toàn, vui tươi. Bên cạnh đó, LĐLĐ huy động hàng nghìn suất quà hỗ trợ gia đình công nhân, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn với số tiền gần 4 tỷ đồng; phối hợp hỗ trợ cho trên 8.000 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 50% số công nhân. Hiện nay, LĐLĐ đang triển khai chính sách hỗ trợ cho người thuê nhà, chế độ làm thêm giờ có hiệu lực từ tháng 4; chỉ đạo Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII...
Phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo
Bùi Văn Luyến
Bí thư Huyện uỷ Đà Bắc
Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đà Bắc giảm bình quân 5,52%/năm. Theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện lần lượt là 41,46% và 23,98%. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 phấn đấu giảm hộ nghèo bình quân 4%/năm. Huyện Đà Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nghèo, theo đó phải giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 5%/năm. Công tác giảm nghèo ở huyện có khó khăn là: Nhận thức về giảm nghèo chưa thực sự quyết liệt, còn bằng lòng với cái hiện có; huy động nguồn lực của người dân để phát triển sản xuất hạn chế, nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại; địa bàn chia cắt, điều kiện sản xuất, thời tiết, đời sống sản xuất, đời sống, dẫn đến tình trạng tái nghèo và giảm nghèo không bền vững. Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo tại Quyết định số 90 của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi mong muốn các nguồn lực bảo đảm thực hiện chương trình phải được bố trí, phân bổ kịp thời triển khai 7 dự án lớn với 11 tiểu dự án của chương trình. Huyện mong nhận được sự phối hợp với các sở, ngành đánh giá kết quả, hiệu quả các mô hình giảm nghèo, các hình thức hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế vùng dân tộc thiểu số và của các chương trình phát triển KT - XH khác đã triển khai để có chỉ tiêu định hướng cho mỗi huyện để có giải pháp cụ thể, bố trí nguồn lực thực hiện...
Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ lâu dài
Đinh Đức Lân
Bí thư Huyện ủy Mai Châu
Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mai Châu còn cao, trên địa bàn có 50% đơn vị đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng, KT - XH, sản xuất, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều khu vực ảnh hưởng thiên tai, mưa lũ, nguy cơ tái nghèo cao. Tuy nhiên, huyện giữ chỉ tiêu giảm 2,8%, chỉ tiêu của tỉnh giao là 2,7%. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, huyện rất cần sự hộ trợ triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển KT - XH, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất theo hướng giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, hỗ trợ người dân tiếp cận với chính sách an sinh xã hội… Quý I, Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, chú trọng đầu tư hạ tầng các xã vùng khó khăn, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia quốc gia xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững… tập trung chỉ đạo triển khai các chính sách giảm nghèo trên địa bàn...
L.C
(HBĐT) - Chiều 29/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với lãnh đạo thành phố Hòa Bình, nghe báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị Khu đô thị mới Trung Minh A, phường Trung Minh. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Sáng 28/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 3/2022 cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh. Tham gia hội nghị có lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện Lạc Thủy, Lương Sơn.
(HBĐT)-Sáng 25/3, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VietNam Airlines) tổ chức hội nghị trực tuyến ký kết biên bản thỏa thuận Chương trình hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026. Tham dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh và một số sở, ngành.
Về phía VietNam Airlines có các đồng chí: Đặng Ngọc Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc VietNam Airlines…
(HBĐT) - Sáng 24/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh uỷ với lãnh đạo huyện Kim Bôi về công tác quy hoạch. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Sáng 23/3, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã nghe Công ty TNHH Phát triển du lịch Quốc tế Phượng Hoàng Mộc Châu trình bày ý tưởng đề xuất dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại xóm Máy, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; các sở, ngành của tỉnh, chính quyền TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Sáng 22/3, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Cùng tham gia đoàn công tác có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đào Đức Toàn, Trợ lý Tổng Bí thư, phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; các đồng chí Văn phòng Tổng Bí thư.