Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng "Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vừa có buổi làm việc với Tổ Biên tập xây dựng Đề án về dự thảo lần 1 của Đề án.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu

Như vậy, với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Thường trực Ban Chỉ đạo, sau 10 tháng làm việc khẩn trương, hiệu quả, dự thảo lần 1 "Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" đã được hình thành..

Sau đây, TTXVN xin giới thiệu về quá trình xây dựng dự thảo Đề án quan trọng này.

XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN CỦA ĐẤT NƯỚC

Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng xác định: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị". Định hướng chung là: "Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững".

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tháng 5/2021, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng "Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", gồm 21 thành viên, trong đó có 8 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng, do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước làm Trưởng ban Chỉ đạo, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chỉ đạo là Ban Nội Chính Trung ương.

Trên tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, đầu tháng 6/2021, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp triển khai Quyết định của Bộ Chính trị, Tại cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc quán triệt: "Đây là Đề án hết sức quan trọng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như phải đảm bảo phục vụ điều hành đất nước phát triển tốt nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân…". Tháng 7/2021, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Phiên họp đầu tiên, thống nhất ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án để phân công nhiệm vụ và xác định lộ trình thực hiện, thành lập Tổ Biên tập xây dựng Đề án để huy động các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng về nhà nước pháp quyền trong cả nước tham gia xây dựng Đề án.

Vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây nên, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công ba cuộc Hội thảo quốc gia, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo. Hội thảo lần thứ nhất, diễn ra tại Hà Nội, ngày 11/12/2021 về "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; Hội thảo lần thứ 2, tại Đà Nẵng, ngày 17/1/2022 về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" và Hội thảo tại lần thứ 3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17/3/2022 về "Những vấn đề mới, đột phá trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".

Các cuộc Hội thảo Quốc gia, như Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phan Đình Trạc khẳng định, đã được tổ chức: "trên tinh thần thật thẳng thắn, trách nhiệm, mạnh dạn.., với các đề xuất đột phá có cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới", tập hợp được nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc được đúc kết từ nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là nguồn dữ liệu, kiến thức phong phú, có giá trị về cả thực tiễn và lý luận để Tổ Biên tập xây dựng dự thảo lần 1 của Đề án. Theo PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp: "Các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận sâu sắc, thẳng thắn các chủ đề hội thảo. Các Hội thảo cũng đã khởi động và kích hoạt tư duy của xã hội để góp phần xây dựng Đề án". GS.TSKH Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Luật học, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá các Hội thảo: "đã làm rõ được những thành tựu và xác định được những vấn đề cốt lõi, mang tính chiến lược, đột phá trong tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".

Thực hiện phân công của Ban Chỉ đạo, từ tháng 7/2021, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng Đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Đảng uỷ Công an Trung ương, Quân uỷ Trung ương, một số cấp uỷ, tổ chức đảng khác và các cơ quan nghiên cứu lý luận ở Trung ương đã khẩn trương xây dựng 27 báo cáo chuyên đề phục vụ xây dựng Đề án. Các cơ quan, tổ chức đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận, toạ đàm, cuộc họp lấy ý kiến để huy động sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến trên từng lĩnh vực cụ thể. Đến cuối tháng 3/2022, Tổ Biên tập xây dựng Đề án đã tập hợp được hơn 4.000 trang tài liệu từ kết quả của ba cuộc Hội thảo quốc gia, 27 báo chuyên đề nhánh.

Kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tổng hợp nội dung của các báo cáo chuyên đề, các cuộc Hội thảo quốc gia đã giúp Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án đúc rút được những luận điểm rất quan trọng, làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án. Như khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trong phát biểu tổng kết Hội thảo quốc gia lần thứ 3, tại Thành phố Hồ Chí Minh: "Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trên cơ sở thượng tôn Hiến pháp và pháp luật để bảo đảm bản chất dân chủ của nhà nước. Từ đó hình thành nên quan điểm: "Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quá trình Nhà nước ta thiết lập và vận hành những nguyên lý, đặc trưng phổ quát, tiến bộ của nhà nước pháp quyền hiện đại, mang định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nhằm mục tiêu phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân".

Quá trình đó, "phải dựa trên tư duy biện chứng, lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kế thừa, phát huy nội lực và thành tựu đã đạt được của sự nghiệp đổi mới trong hơn 35 năm qua; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới; có lộ trình, bước đi phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn". Khẳng định "xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của Nhà nước Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, là chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng, là nguyện vọng, sự lựa chọn của nhân dân, là yêu cầu cấp thiết để phát triển đất nước nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện"

Sau hơn 10 tháng nỗ lực, cố gắng làm việc, quán triệt yêu cầu xuyên suốt của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt ra là đối với một đề án xây dựng nghị quyết của Đảng là viết sao cho: "nhân dân dễ hiểu, được Đảng chấp nhận, thế giới công nhận, dễ vận dụng và dễ triển khai", Tổ Biên tập xây dựng Đề án cùng Ban Nội chính Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Trung ương Đảng và các chuyên gia, nhà khoa học hình thành nên dự thảo lần 1 "Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" để trình Ban Chỉ đạo theo đúng kế hoạch; nội dung dự thảo Đề án bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước, Hiến pháp năm 2013, các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đề xuất nhiều điểm mới, có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian tới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022

(HBĐT) - Sáng 13/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư), Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL tổ chức lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề "Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn". Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022 – 2025 sẽ phải tiến hành xong trước 31/8/2022

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 22 - CT/TU, ngày 30/3/2022 về đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2022 - 2025.

Nhiều kinh nghiệm hay, cách làm mới nhằm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND các cấp

(HBĐT) - Sáng 9/4, HĐND tỉnh đã đăng cai tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 – 2026 với chủ đề "Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND các cấp, khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương”. Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự, chỉ đạo hội nghị.  Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương; Thường trực HĐND 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, cùng 5 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Trung và Nam bộ.

Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các Ban của HĐND 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Thường trực HĐND 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 – 2026 được tổ chức tại Hòa Bình, chiều 8/4, HĐND tỉnh đã tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các Ban của HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Dự, chủ trì hội nghị có đồng chí Tạ Thị Yên, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự hội nghị có đồng chí Quách Thế Ngọc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo và thành viên các Ban của HĐND 14 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HDND tỉnh điều hành hội nghị.

Quán triệt, triển khai các Quy định, Kết luận, Hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ

(HBĐT) - Ngày 7/4, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các Quy định, Kết luận, Hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu của tỉnh đến các điểm cầu tại các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với huyện Lạc Sơn về công tác quy hoạch

(HBĐT) - Chiều 6/4, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lạc Sơn về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và một số dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục