(HBĐT) - Chiều 20/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị phân tích Chỉ số PCI năm 2021 và giải pháp nâng cao Chỉ số PCI năm 2022 tỉnh Hòa Bình. Dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.




Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Dự hội nghị có: Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, ĐBQH khóa XV, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; đồng chí Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện Bộ KH&ĐT; HHDN một số tỉnh, thành phố...

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD), nâng cao năng lực cạnh tranh (NCNLCT) tỉnh. UBND tỉnh đã thành lập các Tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư (NĐT) đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho DN, NĐT, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở SX-KD bị tác động của dịch Covid-19. Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Với những nỗ lực CTMTKD, NCNLCT đã góp phần tạo nguồn lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Tuy nhiên, kết quả Chỉ số PCI của Hòa Bình năm 2021 đạt thấp, tụt 18 bậc trên bảng xếp hạng. Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh. Trong đó, công tác quy hoạch còn hạn chế, bất cập. Quy hoạch quá nhiều, nhưng chất lượng thấp, không gắn với nguồn lực thực hiện nên nhiều bản quy hoạch lập xong có giá trị thực tế thấp; quy hoạch còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu gắn kết dẫn tới hiệu quả thực hiện thấp, đây là "nút thắt” cản trở rất lớn đến các hoạt động đầu tư, phát triển. Cơ chế NĐT thực hiện dự án SX-KD tự thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng hiện gặp nhiều khó khăn, do giá một số hộ gia đình đưa ra quá cao. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt, còn lỏng lẻo, trách nhiệm chưa rõ ràng. Một số cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thiếu chủ động, sáng tạo, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm tại một số cơ quan quản lý Nhà nước...

Từ thực tế phân tích các chỉ số, tại hội nghị, các chuyên gia và nhiều ý kiến trao đổi đã cho rằng, tỉnh Hòa Bình còn dư địa rất lớn để cải thiện Chỉ số PCI, song vấn đề đặt ra là tốc độ. Chính vì vậy, tỉnh nhất thiết phải quan tâm tiếp tục nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số PAPI, hay chỉ số xanh và áp dụng hiệu quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Đồng thời, Hòa Bình nên đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số để xử lý vấn đề phát triển bao trùm. Đặc biệt là nâng cao chất lượng quy hoạch, trong đó có quy hoạch vùng, bởi đây được coi là thương hiệu để thu hút đầu tư, là công cụ để điều hành... Các đại biểu nhấn mạnh, trong nâng cao Chỉ số PCI, vấn đề quan trọng nhất là người dân và DN tỉnh Hòa Bình được hưởng lợi từ chính sự nỗ lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền.

Nhằm cải thiện thứ hạng PCI, bảo đảm mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Vấn đề mấu chốt là nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu. Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số cần phải đi vào thực chất. Thái độ, trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức phải được thay đổi theo hướng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Việc này cần được quyết liệt lãnh đạo từ các sở, ngành trong việc đào tạo, giáo dục đạo đức, lối sống; rèn luyện thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, công chức theo chuẩn mực quy định. Bên cạnh đó, vai trò của HHDN cần được đề cao hơn nữa trong việc tuyên truyền, nhắc nhở các DN có tinh thần xây dựng đối với tỉnh. 

Kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu ý kiến đóng góp, động viên của các chuyên gia và các đại biểu, cũng như chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí yêu cầu: Trong thời gian tới, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố liên quan các đến các chỉ số thành phần cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để mãi yếu kém và phải quyết tâm cải thiện mạnh thứ hạng PCI của tỉnh.



Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trao đổi những nội dung tỉnh Hòa Bình cần tập trung thực hiện để cải thiện chỉ số PCI.



Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá về dư địa để tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Hoàng Nga

Các tin khác


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục