(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra nhiệm vụ: "Tăng cường huy động mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH; trong đó tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết... Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch"... Thực hiện nghị quyết, việc ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình giao thông đã, đang được tỉnh chú trọng thực hiện với phương châm giao thông đi trước một bước.


Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối quốc lộ 6 được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 6 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm sử dụng vốn đầu tư công mang tính chất liên kết vùng, được kỳ vọng khi đưa vào khai thác sẽ là đòn bẩy phát triển KT-XH, thu hút đầu tư vào tỉnh. Trong đó có 3 công trình giao cho Sở GTVT là: Dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối quốc lộ 6; dự án đầu tư, xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn km19 - km53, địa bàn tỉnh) bằng nguồn đầu tư công có hỗ trợ từ ngân sách T.Ư; dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có hỗ trợ từ ngân sách T.Ư. 3 dự án giao Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư là: Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai Hà Nội (giai đoạn 1); đường Quang Tiến - Thịnh Minh, TP Hòa Bình (giai đoạn 1).

Sau nhiều nỗ lực chuẩn bị, ngày 10/3/2022, công trình đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối quốc lộ 6 đã được khởi công; kế hoạch vốn giao thực tế đến năm 2022 là 161.586 tỷ đồng. Nhà thầu đã làm đường tạm, cầu tạm, san gạt, đắp mặt bằng tập kết vật liệu, thiết bị thi công, bãi đúc dầm, trạm biến áp... phục vụ cho công tác thi công cầu suối Chăm, cầu Quy hoạch và cọc ép bê tông cốt thép; hiện đang thi công lắp dựng ván khuôn, cốt thép, căng kéo cáp dự ứng lực, đổ bê tông dầm cầu suối Chăm. Để công trình đảm bảo tiến độ, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) được quan tâm, đến nay, các cấp, ngành chức năng đã phê duyệt các quyết định phương án, dự toán bồi thường cho hơn 160 hộ dân và 1 tổ chức trên địa phận phường Dân Chủ, tổng chi phí đền bù hơn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác này đang gặp nhiều vướng mắc do có hộ chưa nhận tiền, còn nhiều thửa phải xác định chủ đất và chưa bố trí được khu tái định cư (TĐC) của dự án. Ngoài ra, còn gặp khó khăn về mỏ khai thác đất đắp cho công trình và việc hoàn thiện thủ tục xin cấp phép phạm vi bảo vệ đê Quỳnh Lâm. Do vậy, Sở GTVT đã đề nghị UBND TP Hòa Bình chỉ đạo các phòng, ban chức năng, Trung tâm Phát triển quỹ đất, UBND các phường Phương Lâm, Thái Bình khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC; quy chủ theo hiện trạng sử dụng các thửa do UBND phường quản lý, phối hợp chủ đầu tư tiếp tục vận động các hộ dân chưa kiểm đếm. Các bên quan tâm xem xét, làm việc với Bộ NN&PTNT về thỏa thuận cấp phép thi công đối với các hạng mục suối Chăm để nhà thầu triển khai đảm bảo tiến độ. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng xem xét, cho ý kiến tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể các thủ tục thực hiện khai thác đất sử dụng cho dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

Đối với dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, dự kiến bàn giao mặt bằng trong tháng 10/2022. Có khoảng 242 hộ cần TĐC với tổng kinh phí GPMB 919,837 tỷ đồng (TP Hòa Bình 153 hộ, 4 khu TĐC; huyện Kim Bôi 78 hộ, 4 khu TĐC; Lương Sơn 4 hộ, 1 khu TĐC; Đà Bắc 7 hộ TĐC tại chỗ). BQL phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan, nhà thầu khẩn trương rà soát, nghiên cứu, chủ động thực hiện GPMB và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu TĐC đồng bộ, quy mô phù hợp với nhu cầu đăng ký thực tế của các hộ, nhất là các khu TĐC cho hộ dân bị ảnh hưởng khu vực dự kiến khởi công. Ngoài ra, diện tích cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa là 49,23 ha và phải chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 118,95 ha. Ngày 21/7 vừa qua, BTV Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án.

Dự án dự kiến khởi công trước ngày 20/10/2022 đối với đoạn 1 (km0 - km32 từ huyện Kim Bôi đến nút giao với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình). Vướng mắc lớn nhất hiện nay là trên địa bàn huyện Kim Bôi, các vị trí dự kiến bố trí TĐC cho các hộ có nhu cầu để thực hiện dự án chưa phù hợp quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, Sở GTVT đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố nơi tuyến đường đi qua, theo chức năng, nhiệm vụ sớm có kế hoạch cụ thể xây dựng các khu TĐC cũng như phối hợp với BQLDA triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC ngay sau khi BQLDA hoàn thiện công tác đo vẽ bản đồ giải thửa. Đồng thời, chỉ đạo việc quy hoạch khu TĐC và bố trí vốn thực hiện cho dự án đường liên kết vùng của UBND huyện Kim Bôi.

Về dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai Hà Nội (giai đoạn 1), kế hoạch vốn được giao đến nay là 110 tỷ đồng, nhưng mới giải ngân đạt gần 10% kế hoạch vốn giao. Triển khai dự án gặp khó khăn do tuyến đi qua nhiều vị trí nhà cửa kiên cố, đất đai có sự biến động lớn do mua bán, phân lô, tách thửa nhiều. Cũng có nhiều hộ đang xây dựng nhà kiên cố trên đất nông nghiệp và trồng cây, hoa màu trong phạm vi GPMB; một số hộ dân chưa quy chủ được. Bên cạnh đó, dự kiến có 27 hộ phải TĐC nhưng cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC chưa được thực hiện. Trên tuyến có hệ thống đường nước, cáp, điện. Đặc biệt là đường điện 220 kV nằm trong phạm vi thi công của công trình cần phải di chuyển... Để đảm bảo có mặt bằng bàn giao theo đúng kế hoạch, UBND huyện Lương Sơn tập trung chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tăng cường nhân lực, hoàn thiện hồ sơ để chi trả tiền cho các hộ bị ảnh hưởng, nhằm sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu triển khai thực hiện...

Thực tế cho thấy, triển khai các công trình giao thông trọng điểm gặp vướng mắc lớn nhất vẫn là về công tác bồi thường, GPMB. Vì vậy, trong nhiều cuộc họp của UBND tỉnh, đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT đã đề nghị các cấp, ngành tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn giúp các dự án triển khai đảm bảo tiến độ, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. 


Bình Giang

Các tin khác


Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Phi Long làm việc với lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ

(HBĐT) - Chiều 23/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã làm việc với lãnh đạo UBKT Tỉnh uỷ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS) 8 tháng năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Cùng dự có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Tỉnh uỷ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: ''Một đồng mà không cần thiết thì cũng không chi''

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 với Bộ Tài chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: "Một tỷ đồng mà thực sự cần thiết thì chi ngay, nhưng 1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi”.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Dân vận Tỉnh ủy

(HBĐT) - Chiều 22/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Dân vận Tỉnh ủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ 8 tháng năm 2022. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

Xây dựng luật, pháp lệnh: Tiếp tục bảo đảm chất lượng, không lùi thời hạn

Sáng 22/8, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ tổ chức với sự đồng chủ trì của các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp quốc phòng trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Sáng 22/8, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/01/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo".

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập

(HBĐT) - Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về "phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành và các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ chốt; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục