Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, việc thành lập, nhập các đơn vị hành chính đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch, xây dựng, giao thông...



(Ảnh minh hoạ)

Tiếp tục phiên họp thứ 20, chiều 13/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, việc thành lập, nhập các đơn vị hành chính đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch, xây dựng, giao thông, bảo vệ môi trường… trên địa bàn là cần thiết; đáp ứng nguyện vọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.



Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

- Đối với tỉnh Bình Dương, thành lập TP Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng 191,76 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 466.053 người, 10 phường và 2 xã của thị xã Tân Uyên.

- Đối với tỉnh Bắc Ninh, thành lập thị xã Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng 117,83 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 199.577 người của huyện Thuận Thành.

+ Thành lập thị xã Quế Võ trên cơ sở nguyên trạng 155,11 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 219.929 người của huyện Quế Võ.

- Đối với tỉnh An Giang, thành lập thị xã Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở nguyên trạng 354,59 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 143.098 người của huyện Tịnh Biên.

+ Thành lập thị trấn Đa Phước trên cơ sở nguyên trạng 15,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.590 người của xã Đa Phước thuộc huyện An Phú.

+ Thành lập thị trấn Hội An trên cơ sở nguyên trạng 22,98 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.225 người của xã Hội An thuộc huyện Chợ Mới.

- Đối với tỉnh Quảng Nam, thành lập 5 phường (Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương) trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 5 xã (Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Minh, Điện Phương) thuộc thị xã Điện Bàn.

+ Thành lập thị trấn Trung Phước trên cơ sở nguyên trạng 49,24 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.466 người của xã Quế Trung thuộc huyện Nông Sơn.

- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, thành lập thị trấn Kim Long trên cơ sở nguyên trạng 15,1 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.550 người của xã Kim Long thuộc huyện Tam Dương.

+ Thành lập thị trấn Tam Hồng trên cơ sở nguyên trạng 9,3 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.506 người của xã Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc.

+ Thành lập phường Định Trung trên cơ sở nguyên trạng 7,44 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.450 người của xã Định Trung thuộc TP Vĩnh Yên.

- Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành lập thị trấn Hóa Thượng trên cơ sở nguyên trạng 13,38 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.871 người của xã Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ.

+ Nhập toàn bộ 40,67 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.573 người của xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ.

- Đối với tỉnh Bến Tre, thành lập thị trấn Tiên Thủy trên cơ sở nguyên trạng 18,23 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.808 người của xã Tiên Thủy thuộc huyện Châu Thành.

+ Thành lập thị trấn Tiệm Tôm trên cơ sở nguyên trạng 22,36 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 20.790 người của xã An Thủy thuộc huyện Ba Tri.

+ Thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung trên cơ sở nguyên trạng 8,32 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.879 người của xã Phước Mỹ Trung thuộc huyện Mỏ Cày Bắc.

- Đối với tỉnh Bắc Kạn, thành lập thị trấn Vân Tùng trên cơ sở nguyên trạng 51,10 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.590 người của xã Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn.

- Đối với tỉnh Đắk Lắk, thành lập thị trấn Pơng Drang trên cơ sở nguyên trạng 31,24 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 17.988 người của xã Pơng Drang thuộc huyện Krông Búk.

- Đối với tỉnh Trà Vinh, điều chỉnh 3,13 km2 diện tích tự nhiên và 490 người của xã Long Khánh (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của ấp Phước Hội) về ấp Mé Láng thuộc xã Ngũ Lạc quản lý.

Trường hợp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định ngày có hiệu lực thi hành của các Nghị quyết về việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại 9 tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, An Giang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bến Tre, Bắc Kạn, Đắk Lắk là từ ngày 10/4/2023.

Việc này để các cơ quan, tổ chức và địa phương kịp thời kiện toàn tổ chức, thay đổi con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập hoặc điều chỉnh.

Riêng đối với Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa xã Ngũ Lạc và xã Long Khánh thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, do không có thay đổi lớn về tổ chức chính quyền địa phương, không phải kiện toàn tổ chức, thay đổi các loại con dấu, giấy tờ hành chính nên trên cơ sở kiến nghị của địa phương, Ủy ban Pháp luật đề nghị ngày có hiệu lực thi hành của Nghị quyết này là từ ngày 1/3/2023.

Người dân có cần làm lại căn cước công dân?

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đặt vấn đề về thực hiện quy định của Luật Cư trú trong cập nhật điều chỉnh thông tin liên quan đến địa chỉ, nơi cư trú của người dân trong cơ sở dữ liệu về cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia trong trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính, tên của đơn vị hành chính.



Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Trong đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi liệu có phải thay đổi căn cước công dân gắn chíp không, cách làm thế nào? "Với 49 xã và 4 huyện sẽ có cả triệu người dân thì có thay đổi căn cước công dân, có cấp lại không vì trước đây là huyện, giờ thành thị xã", ông Nguyễn Khắc Định nói.

Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho rằng, việc thành lập các đơn vị hành chính nêu trên là cần thiết, đảm bảo các quy định, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Việc này cũng nhằm tạo thêm nguồn lực thuận lợi để đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quản lý nhà nước về hành chính, cư trú.



Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho rằng, khi thành lập các đơn vị hành chính cũng phát sinh một số yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, lực lượng công an cơ sở đang thực hiện theo tinh thần đúng, đủ, sạch, sống. Dữ liệu được thu thập, dữ liệu được làm sạch và được cập nhật thường xuyên. Do đó, khi có nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các dữ liệu này sẽ được lực lượng công an cơ sở cập nhật, bổ sung.

Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là điện tử, về nguyên tắc nếu trên căn cước công dân chưa thay đổi thì vào dữ liệu điện tử trong cơ sở dữ liệu đã được cập nhật, thay đổi thường xuyên, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường.

"Nếu như chưa kịp thay đổi căn căn cước công dân thì trong cơ sở dữ liệu đã thể hiện địa giới hành chính, cái này được cập nhật thường xuyên. Căn cước công dân của chúng ta gắn chíp nên sẽ không ảnh hưởng, đồng bộ ngay lập tức", Thứ trưởng Bộ Công an thông tin

Theo VTV.vn



Các tin khác


Thêm "chốt chặn" nhằm lựa chọn cán bộ có tâm, xứng tầm

Quy định 96 cùng với hàng loạt các quy định, kết luận, chỉ thị mà Bộ Chính trị ban hành từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay với tính răn đe mạnh mẽ sẽ đóng vai trò như một "chốt chặn", tạo nên những dấu mốc mới trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tạo niềm tin vững chắc để đưa đất nước tiến lên phía trước khi lựa chọn được một đội ngũ cán bộ vừa có tâm, xứng tầm.

Xác định an toàn thực phẩm là nội dung trong chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 149-KH/TU, ngày 31/1/2023 về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong những thành tựu đất nước đạt được có sự đóng góp quý báu, tâm huyết và trách nhiệm của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh dự lễ giao nhận quân tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 6/2, tại huyện Lương Sơn, các đồng chí: Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh cùng lãnh đạo Quân khu 3; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đã dự lễ giao nhận quân và động viên tân binh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ Bùi Đức Hinh dự lễ giao, nhận quân tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Sáng 6/2, các huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023. Theo đó, toàn tỉnh có 1.745 thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự (NVQS) và nghĩa vụ công an nhân dân. Trong đó có 1.500 tân binh làm NVQS và 245 thanh niên làm nghĩa vụ công an nhân dân. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban, sở, ngành, địa phương cùng đông đảo nhân dân đã dự, động viên, tiễn đưa tân binh lên đường nhập ngũ.

Hôm nay (6/2), 1.745 công dân tỉnh Hòa Bình lên đường nhập ngũ

(HBĐT) - Sáng 6/2, các huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023. Toàn tỉnh có 1.745 thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự (NVQS) và nghĩa vụ công an nhân dân (CAND). Trong đó, có 1.500 tân binh làm NVQS và 245 thanh niên làm nghĩa vụ CAND. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục