(HBĐT)-Sau 23 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) khóa XV đã thành công tốt đẹp. Tại Kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tham gia thảo luận tích cực, trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật và quyết sách những vấn đề quan trọng phát triển KT-XH của đất nước. Kết thúc Kỳ họp, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh về nội dung, kết quả và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Bùi Hiển (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)
P.V: Kỳ họp thứ 5 diễn ra khối lượng công việc lớn cả về lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng. Xin đồng chí cho biết những hoạt động chính của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tại Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV?
Đồng chí Đặng Bích Ngọc: Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, được cử tri và Nhân dân cả nước đánh giá cao. Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã có nhiều hoạt động tích cực, góp phần vào thành công của Kỳ họp.
Các ĐBQH trong đoàn đã tham gia đầy đủ, nghiêm túc chương trình nghị sự của QH với tinh thần trách nhiệm cao; dành thời gian nghiên cứu tài liệu, chủ động tham gia phát biểu nhiều ý kiến sâu sắc, đa chiều tại các phiên thảo luận hội trường và ở tổ về các dự án luật, dự thảo nghị quyết; tích cực tham gia hoạt động chất vấn. Tại kỳ họp này, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Bộ trưởng Bộ GTVT với nhiều nội dung liên quan đến ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thực tiễn ở địa phương. Tham gia phát biểu về hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp; kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Các đại biểu đã tích cực tham gia, đóng góp nhiều ý kiến vào chương trình nghị sự với 17 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 05 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường, trong đó đề xuất, kiến nghị với QH, Chính phủ và các bộ, ngành nhiều nội dung quan trọng. Nhiều ý kiến của đại biểu tỉnh Hòa Bình đã được xem xét, tiếp thu; đồng thời, bên hành lang QH, các ĐBQH trong đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động truyền thông báo chí về các nội dung tại kỳ họp.
P.V: Thưa đồng chí, Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV đã thành công tốt đẹp với những quyết nghị quan trọng về KT-XH của đất nước cũng như những mục tiêu thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Xin đồng chí chia sẻ những điểm nhấn trong thành công của Kỳ họp này?
Đồng chí Đặng Bích Ngọc: Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV đã thành công tốt đẹp. Có thể khẳng định, đây là kỳ họp sôi nổi, đổi mới, tập trung trí tuệ, trách nhiệm và đồng thuận cao. QH làm việc với tổng thời gian 23 ngày và được chia làm 2 đợt họp (Đợt 1 từ ngày 22/5 - 10/6; Đợt 2 từ ngày 19 - 24/6). Đây là kỳ họp có khối lượng công việc đồ sộ, số lượng luật và nghị quyết lớn gấp đôi so với các kỳ họp trước, do vậy QH đã đổi mới trong khâu tổ chức kỳ họp, bố trí thời gian linh hoạt, tạo điều kiện để cho các cơ quan chuyên trách của QH, Chính phủ, các bộ, ngành có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu tiếp thu, giải trình các dự án luật cũng như đại biểu địa phương có thời gian giải quyết công việc. QH thảo luận Báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển KT – XH năm 2023, qua đó đã đánh giá những khó khăn, hạn chế và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực; đồng thời, xem xét thông qua 08 luật, 16 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác. Trong đó, có nhiều dự án luật khó, chuyên ngành, tác động lớn đến đời sống xã hội như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi)…
QH dành 2,5 ngày để tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với 04 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực: LĐ-TB&XH, dân tộc, KH&CN, GTVT. Đây là những vấn đề đang được cử tri và Nhân dân quan tâm. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của ĐBQH, Chính phủ, các thành viên Chính phủ; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.
Hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp diễn ra dân chủ, nội dung đáp ứng được mong mỏi của cử tri và Nhân dân; các ĐBQH quan tâm và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Đặc biệt tại kỳ họp này, lần đầu tiên QH tiến hành giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, QH khóa XV.
Tại Kỳ họp, QH đã miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu QH khóa XV đối với ông Nguyễn Phú Cường; bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH khóa XV đối với ông Lê Quang Mạnh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Trần Hồng Hà; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với ông Đặng Quốc Khánh; phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
P.V: Ngay sau Kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh có kế hoạch, hoạt động gì nhằm triển khai thực hiện các nội dung chương trình, các nghị quyết đã thông qua đến với người dân trên địa bàn tỉnh và đồng chí có nhắn gửi gì tới cử tri sau Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV?
Đồng chí Đặng Bích Ngọc: Ngay sau khi kết thúc Kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV; báo cáo kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tại Kỳ họp với cử tri và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền ở T.Ư và địa phương xem xét, giải quyết theo quy định. Đồng thời, tập trung thực hiện công tác giám sát những vấn đề mà cử tri và Nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm. Bên cạnh đó, các ĐBQH tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại xử lý và chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, đồng thời, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Với tinh thần trách nhiệm cao, Đoàn ĐBQH tỉnh chủ động nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương để tuyên truyền và triển khai có hiệu quả các luật, nghị quyết đã được QH thông qua.
Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV đã thành công tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng, tác động trực tiếp đến KT-XH và đời sống của Nhân dân. Để các chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, mỗi người dân cần tích cực, chủ động nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi chính sách, pháp luật. Tiếp tục tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng chính đáng thông qua cơ quan đại diện cao nhất của mình góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Hương Lan (Thực hiện)
Tối 21/6, Lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII - năm 2022 được tổ chức tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đến dự Lễ trao giải có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), tối 21/6/2023, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) diễn ra Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - năm 2022. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự.
Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã trả lời phỏng vấn của TTXVN, đánh giá cao vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời ghi nhận, biểu dương hệ thống báo chí cả nước trong nửa đầu nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng đã nỗ lực vượt bậc để vượt qua thách thức "kép” từ chính nội tại cũng như khó khăn chung của nền kinh tế, linh hoạt thích ứng, đổi mới sáng tạo và tiếp tục hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:
Sáng 21/6, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Ban Biên tập, Đảng ủy, Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân tổ chức trọng thể Lễ mít-tinh kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023) và Lễ trao Giải Báo chí Nhân Dân năm 2022.
Gần 100 năm kể từ khi ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Dự án được thực hiện từ năm 2023 đến hết năm 2027 với tổng mức đầu tư khoảng 1.930 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu dự án có tính chất liên kết vùng là 1.000 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách địa phương là 930 tỷ đồng.