Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tại tổ.


Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tại tổ.

Tiếp tục quan tâm giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh đồng tình cao với các báo cáo của Chính phủ đánh giá về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc cho rằng: Các nội dung trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đã chỉ rõ những kết quả đạt được, cùng sự nỗ lực, cố gắng vào cuộc của Quốc hội, Chính phủ trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, với sự vào cuộc, nỗ lực, tích cực của người dân, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương, tình hình kinh tế - xã hội đã có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu đã thực hiện đạt và vượt so với dự kiến ban đầu.

Liên quan đến kết quả về chỉ tiêu thu ngân sách đạt cao, ĐBQH tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Phú Hà cũng bày tỏ sự quan tâm về việc sử dụng nguồn tăng thu này. Thời gian qua cho thấy, số tăng thu ngân sách Nhà nước rất cao, nguồn này đã được sử dụng để bố trí cho việc giảm bội chi ngân sách Nhà nước và một số dự án đầu tư quan trọng quốc gia, tuy nhiên việc triển khai thực hiện lại khá chậm. Kết quả thực hiện số chi so với số quyết toán giảm rất nhiều, đặc biệt là năm 2022 còn giảm hơn so với dự toán ban đầu. Đại biểu mong muốn, trong báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2023 cần đánh giá kĩ lưỡng hơn nội dung liên quan đến thu, chi ngân sách Nhà nước.

Mặt khác, cần tiếp tục quan tâm đến vấn đề kiểm soát lạm phát, bởi trong năm 2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương, điều này sẽ tác động giá, ảnh hưởng đến người dân. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích tiêu dùng; tiếp tục quan tâm vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt là quan tâm thêm về công tác chuẩn bị đầu tư dự án, bảo đảm đưa ra dự án có tính khả thi cao.


Giải quyết căn cơ vấn đề xử lý tài sản dôi dư

Đồng tình với ý kiến của các ĐBQH Đoàn Yên Bái và Bình Phước tại phiên thảo luận tổ, ĐBQH Đặng Bích Ngọc cho biết: Qua tiếp xúc xử tri và khảo sát tại địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình nhận thấy, thời gian qua, ngoài những kết quả đã đạt được vẫn còn nổi lên nhiều vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm. Do vậy, đoàn tiếp tục kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập. 

Đại biểu nhấn mạnh, mặc dù đây không phải là nội dung mới nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện còn rất nhiều tài sản dôi dư trong quá trình thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính đến nay vẫn chưa xử lý được, dẫn đến lãng phí, xuống cấp. Nếu kông giải quyết được căn cơ vấn đề này sẽ khiến người dân băn khoăn.

Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà cho rằng, đây là điểm nghẽn đã vướng mắc lâu, nếu không có giải pháp cụ thể sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo.

Thắt chặt quản lý sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ

Một vấn đề nhức nhối trong thực tiễn hiện nay được người dân, nhất là các phụ huynh đặc biệt quan tâm  là tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội ngày càng tăng. Theo ĐBQH Đặng Bích Ngọc, qua tiếp xúc cử tri cho thấy, hiện nay, nhiều học sinh tiểu học, THCS ngoài sử dụng mạng xã hội phục vụ cho nhu cầu học tập còn sử dụng mục đích cá nhân, ảnh hưởng đến lối sống, tạo thành trào lưu không tốt. Thậm chí, nhiều em còn tạo các nhóm riêng, công kích bạn bè trên mạng xã hội gây bức xúc và lo lắng cho phụ huynh. Thực tiễn cũng cho thấy, tội phạm ngày càng trẻ hóa, manh động, sử dụng các loại vũ khí thô sơ, vũ khí "nóng”, gây bất an trong trường học.

Trước thực trạng trên, đại biểu Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh, đến thời điểm này, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần có giải pháp quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng mạng xã hội, nhất là trong các trường học, nếu không sẽ ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của giới trẻ sau này.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng dẫn chứng, hiện nay, việc sử dụng thuốc lá điện tử trong sinh viên, học sinh, thậm chí là học sinh tiểu học đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này diễn ra không chỉ ở thành phố mà đã tràn về các vùng quê khiến các phụ huynh vô cùng lo lắng. Do vậy, Chính phủ cần có đánh giá kĩ lưỡng và xác định sự nguy hại của thuốc lá điện tử để có giải pháp ngăn chặn, giải quyết căn cơ vấn đề này. Thậm chí, có thể tiến tới cấm việc sử dụng thuốc lá điện tử, nếu không sẽ nguy hiểm cho cả thế hệ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của các em.

Bên cạnh đó, liên quan đến công tác an ninh trật tự, đại biểu bày tỏ quan ngại về tình trạng người dân chống người thi hành công vụ, thậm chí là cả lực lượng công an khi làm nhiệm vụ. Điều này khiến không chỉ dư luận mà các lực lượng thực thi công vụ lo ngại.

Bùi Hiển
Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình


Các tin khác


Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Đường bộ, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn, QH thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Chiều 21/5: Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an với Đại tướng Tô Lâm

Chiều 21/5, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã trình bày tờ trình điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thêm nội dung miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với Đại tướng Tô Lâm, người được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Hôm nay 21/5, Quốc hội thảo luận 2 dự thảo Luật

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành tuyệt đối

Chiều 20/5, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội. Với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục