(HBĐT) - Thủy lợi là tiêu chí quan trọng về hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, xây dựng NTM và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là một tiêu chí khó bởi yêu cầu đầu tư lớn, liên quan đến các vấn đề dân sinh, kinh tế.
Công trình hồ Tráng Đụn, xã Bình Cảng (Lạc Sơn) đang hoàn thiện phần lát mái đập thượng lưu đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất.
Những năm qua, huyện Lạc Sơn đã chủ động thu hút và bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa, bai dâng, trạm bơm với tổng nguồn vốn 134.211 triệu đồng từ nguồn Chương trình MTQG giảm nghèo, Chương trình MTQG xây dựng NTM, ngân sách tỉnh, huyện và các chương trình, dự án khác trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã kiên cố hóa được 340/901 km kênh mương. Hiệu quả sau đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi nội đồng thể hiện rõ nét trong thành quả sản xuất nông nghiệp của các địa phương.
Tiêu chí thủy lợi (tiêu chí số 3) trong Bộ tiêu chí NTM của tỉnh có 2 nội dung, gồm: tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt 70% trở lên; đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ. Đối với nội dung thứ nhất phụ thuộc nhiều vào nguồn lực của tỉnh, sự đóng góp của người dân.
Thực tế hiện nay, tiềm lực của tỉnh còn khó khăn, trong khi đó, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM có nhiều tiêu chí, nội dung, hạng mục cần đầu tư. Thời gian qua, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", các địa phương đã chủ động lồng ghép các nguồn lực tập trung thực hiện tiêu chí thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương; xây dựng, nâng cấp cống và trạm bơm phục vụ hoạt động tưới, tiêu. Đối với nội dung thứ 2, đến nay, các địa phương đã cơ bản thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã huy động từ các chương trình, dự án được khoảng 3.046,04 tỷ đồng để thực hiện tiêu chí số 3 về thuỷ lợi. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình NTM là 534,5 tỷ đồng; đầu tư hỗ trợ thực hiện 267 công trình thuỷ lợi; nâng cấp, sửa chữa, xây mới 788 km kênh mương, nâng tổng số km kênh mương được kiên cố hoá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.731 km. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương, với nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tế của từng đơn vị, đến hết năm 2019, dự kiến có 178/191 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi.
Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn các huyện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai. Ngoài ra, việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và các tổ chức dùng nước (HTX dịch vụ nông nghiệp) đã phát huy được vai trò làm chủ, huy động nguồn lực của nhân dân, kịp thời tưới, tiêu nước phục vụ cho sản xuất, đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai mùa mưa, lũ. Thời gian tới, các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ công trình, tích cực tham gia đóng góp ngày công, kinh phí đào đắp, nạo vét kênh mương để sớm hoàn thành tiêu chí này.
Đinh Thắng
Sáng 7-9, tại thủ đô Phnom Penh, Công ty TNHH Bình Tiên (Biti's) khai trương cửa hàng chuyên doanh đầu tiên của hãng tại Campuchia. Sự có mặt của một trong những thương hiệu giày dép nổi tiếng đến từ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đối tác nước bạn.
(HBĐT) - Địa hình núi đá và điều kiện khí hậu tự nhiên là lợi thế để các xã có diện tích chăn thả trên địa bàn huyện Lương Sơn phát triển đàn dê theo hướng chăn nuôi tập trung. Ước tính tổng đàn dê của huyện khoảng 8.000 con, chiếm 15,7% tổng đàn dê toàn tỉnh. Năm 2019, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể "Dê núi Lương Sơn". Cuối tháng 8 vừa qua, sản phẩm dê núi của thôn Yên Lịch, xã Long Sơn là sản phẩm dê thịt đầu tiên của tỉnh được chứng nhận VietGAP sau khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thịt dê đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2019.
(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Đa Phúc (Yên Thủy) có 305 hội viên, sinh hoạt tại 8 cơ sở Hội. Năm 2018, thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng/hội viên, tỷ lệ hộ nghèo 9,8%. Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, hội viên CCB xã tiên phong, gương mẫu phát triển các mô hình kinh tế. Qua đó, từng bước giảm nghèo, làm giàu chính đáng và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao. Theo đó, toàn tỉnh đã chuyển đổi sang trồng cây hàng năm được 1,4 nghìn ha, trong đó, chuyển sang trồng ngô được 560,87 ha; rau các loại 304,22 ha; lạc, khoai lang trên 138 ha; mía 325 ha…
Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, trong số các doanh nghiệp làm ăn với Asanzo đến nay đã có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác đang hoạt động hết sức "bí hiểm”.
(HBĐT) - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Do đó, ngay từ đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương đã tích cực tuyên truyền lợi ích của GTNT, vận động người dân thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tự nguyện hiến đất mở rộng đường, đóng góp ngày công tham gia xây dựng đường GTNT.