(HBĐT) - Thời gian qua, chứng kiến một làn sóng đầu tư diễn ra sôi động với tổng số vốn đăng ký, cam kết đầu tư lên tới hàng tỷ USD, có sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư lớn nghiên cứu, đề xuất các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, sinh thái, nghỉ dưỡng, công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án sớm đi vào khai thác, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ của tỉnh trong những năm tới.


Chính quyền huyện Lạc Sơn chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ khu tái định cư xóm Đá Mới,  xã Yên Phú thuộc dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. 

Dự án khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa của Công ty Hoàng Sơn là một trong những dự án trọng điểm đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình, có tổng mức đầu tư khoảng 475 tỷ đồng, triển khai tại xóm Liếm, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) với diện tích đất sử dụng 86,4 ha đang được triển khai khẩn trương. Đại diện chủ đầu tư cho biết: Dự án được quyết định chủ trương đầu tư vào cuối năm 2018. Trong quá trình triển khai nhận được sự hỗ trợ cụ thể của các sở, ngành và chính quyền địa phương. Đến nay đã giải phóng mặt bằng (GPMB) gần 70% diện tích. Công ty đang phối hợp với UBND huyện Tân Lạc và xã Ngòi Hoa tiến hành đền bù, GPMB nốt diện tích còn lại; phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương hoàn thiện các thủ tục liên quan quy hoạch, xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, huy động nguồn lực để triển khai dự án bảo đảm đúng tiến độ cam kết, đặt mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng trên vùng hồ Hòa Bình. 

Dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện do Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình triển khai trên địa bàn xã Yên Bồng (Lạc Thủy) có tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, xây dựng nhà máy sản xuất vôi sống, vôi hydrat và bột nhẹ, công suất thiết kế 2,16 triệu tấn sản phẩm/năm; xây dựng cảng Xuân Thiện có năng lực phục vụ khoảng 8,2 triệu tấn/năm. Hiện, các ngành chức năng và chính quyền địa phương đang phối hợp với chủ đầu tư triển khai các thủ tục để triển khai. Đến nay đã GPMB được 53,56/190,9 ha với số tiền 38,8 tỷ đồng; trong đó, tuyến đường phục vụ khảo sát, kết hợp dân sinh từ núi Quèn Cốc đến bờ sông Bôi, hoàn thành GPMB phần ngoài nhà máy 7,76 ha; khu vực cảng đã đền bù được 5,4/10,8 ha, bảo đảm thực hiện xây dựng cảng giai đoạn 1. Khu vực nhà máy đã giải phóng mặt bằng được 40,4/65,56 ha, hoàn thành 80%, công tác đúc cột bê tông cốt thép thi công xây dựng cảng tạm và 80% khối lượng san nền… Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình Nguyễn Huy Hoàng cho biết: Tiến độ triển khai dự án chậm hơn so với tiến độ đăng ký. Để bảo đảm dự án sớm đi vào hoạt động, công ty mong muốn chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ triển khai hoàn thành công tác GPMB phần diện tích còn lại. Tỉnh và các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cần thiết để triển khai các hạng mục của dự án. 

Thực hiện chủ trương cải thiện môi trường kinh doanh đi vào thực chất, cuối tháng 10/2018, Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 933-QĐ/TU của BTV Tỉnh ủy phân công các đồng chí lãnh đạo tỉnh phụ trách các dự án trọng điểm, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Theo sự phân công của Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo những giải pháp cụ thể để giải quyết. Một số dự án đã triển khai khá tích cực. Mặc dù vậy, theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, các dự án trọng điểm đang gặp khó khăn, thực hiện chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa đồng bộ, GPMB phần do tự thỏa thuận mất nhiều thời gian...

Nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án trọng điểm triển khai, sớm đi vào hoạt động, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo: Các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát, chủ động phối hợp với nhà đầu tư, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có sự chỉ đạo cụ thể và hiệu quả. UBND tỉnh nghiên cứu thành lập tổ công tác tác hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hỗ trợ GPMB, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính; đề xuất, kiến nghị với T.Ư tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án. Tỉnh cũng tăng cường làm việc với các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ khó khăn về quy hoạch, bổ sung các dự án vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, lĩnh vực ngành khi có dự án phù hợp để giảm bớt thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho doanh nghiệp. Tỉnh cũng chủ động làm việc với những nhà đầu chiến lược để thuyết phục hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án; tiếp xúc, đối thoại với nhà đầu tư và doanh nghiệp, kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

UBND tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các giải pháp cụ thể huy động tốt các nguồn lực đầu tư, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng như: dự án đường 435 (Bình Thanh- Thung Nai- Ngòi Hoa) nhằm thu hút đầu tư khai thác du lịch hồ Hòa Bình; dự án đường kết nối quốc lộ 12B với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1; dự án hồ chứa nước Cánh Tạng; phối hợp với UBND tỉnh Sơn La triển khai dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; triển khai một số dự án trọng điểm đầu tư hạ tầng khu vực TP Hòa Bình như cầu Hòa Bình 2, cầu Hòa Bình 4… Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên các nguồn lực ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; chỉ đạo các giải pháp nâng cao chất lượng cấp điện cho sản xuất. Đồng thời, rà soát các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, loại bỏ những dự án không triển khai, sử dụng lãng phí đất, gây ô nhiễm môi trường, thay thế bằng những nhà đầu tư có năng lực quyết tâm triển khai dự án thực chất. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, người dân.
 

Lê Chung

Các tin khác


Hiệu quả kinh tế từ trồng cây na dai ở xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng na, thời gian qua, người dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống na dai cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, toàn xã có 40 ha na. Với tần suất thu hoạch 2 vụ/năm, giá bán cao, thị trường ổn định, cây na đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.

Huyện Cao Phong: Trên 972 ha cam đạt chất lượng VietGAP

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, huyện Cao Phong đã tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sản lượng cá thu hoạch ước đạt 6,4 nghìn tấn

(HBĐT) - Trong tháng 9, sản lượng cá thu hoạch đạt 671 tấn, nâng sản lượng trong 9 tháng ước đạt 6,4 nghìn tấn, trong đó, khai thác 1,2 nghìn tấn, nuôi trồng 5,2 nghìn tấn. Các cơ sở sản xuất cá giống đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các địa phương. Hiện, toàn tỉnh có 33 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản, trong đó 23 cơ sở chuyên nuôi thủy sản, 10 cơ sở hoạt động nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản.

90 dự án đầu tư được cấp phép trong các khu công nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, hỗ trợ các dự án sớm đi vào hoạt động. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ở trong và ngoài nước, do vậy đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm, triển khai các dự án đầu tư.

Những động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III bật tăng 7,31%, góp phần đưa tăng trưởng GDP chín tháng tăng cao nhất so với cùng kỳ chín năm qua. Ðây là dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam có thể bứt phá.

Công bố chứng nhận nhãn hiệu “Gà Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 4/10, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức Hội nghị công bố chứng nhận nhãn hiệu "Gà Lạc Thủy” do Cục sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục