(HBĐT) - Ngày 4/10, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức Hội nghị công bố chứng nhận nhãn hiệu "Gà Lạc Thủy” do Cục sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.


Gà Lạc Thủy là giống gà bản địa, đặc hữu của huyện. Giống gà có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết khí hậu, nhất là vào mùa lạnh khá tốt, dễ nuôi, lớn nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Bước đầu đã tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.


Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy trao giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu "Gà Lạc Thủy” cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về chăn nuôi giống gà Lạc Thủy trên địa bàn huyện.

Gà Lạc Thủy đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 315822 tại Quyết định số 19793/QĐ-SHTT ngày 18/3/2019. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 HTX chuyên sản xuất, kinh doanh gà Lạc Thủy, 15 cơ sở ấp nở gà giống và trên 150 trang trại, gia trại và nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã, thị trấn. Người chăn nuôi gà đã liên kết, hỗ trợ nhau từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm đã cung cấp ra thị trường khoảng 10 triệu con giống, 500 tấn gà thương phẩm, mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Với các sản phẩm gà Lạc Thuỷ được công nhận nhãn hiệu chứng nhận công bố là cơ hội để huyện Lạc Thủy giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tại hội nghị, UBND huyện Lạc Thủy đã trao giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu "Gà Lạc Thủy” cho 30 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện về chăn nuôi giống gà Lạc Thủy trên địa bàn huyện.


T.T


Các tin khác


Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh hiện chiếm trên 80% tổng số lao động. Để góp phần ổn định đời sống dân cư, phát triển KT-XH địa phương, nhất là khu vực nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết. Những năm qua, tỉnh giành nhiều quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng thăm quan, tìm hiểu mô hình trồng cây giổi xanh của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 3/10, đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm quan, tìm hiểu mô hình trồng cây giổi xanh tại tỉnh ta. Tiếp đoàn có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng các sở, ngành liên quan.

Huy động 66.600 ngày công xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Thực hiện Đề án diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp với xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch thế trận quốc phòng, từ năm 2010 đến nay, LLVT tỉnh đã huy động 66.643 ngày công của cán bộ, chiến sỹ phối hợp với nhân dân.

Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - Là xã vùng cao thuộc Chương trình 135 của huyện Đà Bắc, Đồng Chum còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Từ năm 2010 đến nay, nhiều hộ dân đã tận dụng lợi thế địa hình đa phần đồi núi, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng để phát triển hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Theo thống kê, toàn xã hiện có trên 800 hộ dân phát triển mô hình với tổng đàn khoảng 1.400 con. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống người dân, đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Doanh nghiệp cần hơn nữa hỗ trợ vốn từ ngân hàng

(HBĐT) - Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có nhiều chuyến biến, mang lại sự phát triển KT-XH khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, lâu nay, trong quan hệ tín dụng này vẫn gặp vướng mắc, bất cập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của nhiều doanh nghiệp.

Giá trị giải ngân các công trình xây dựng cơ bản vốn NSNN đạt trên 70 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Lạc Thủy có 124 công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) với tổng kế hoạch vốn được giao là 108,38 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục