(HBĐT) - Tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng na, thời gian qua, người dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống na dai cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, toàn xã có 40 ha na. Với tần suất thu hoạch 2 vụ/năm, giá bán cao, thị trường ổn định, cây na đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.


Vườn na hơn 900 gốc của gia đình chị Bùi Thị Hà, xóm Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đem lại thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm.

Đồng chí Nguyễn Đức Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: "Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy xã    về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, thời gian qua, xã đã thay thế  các cây trồng kém hiệu quả sang trồng giống na dai. Cây na đang tỏ rõ là một trong những cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương".

Theo thống kê của UBND xã, hiện nay, toàn xã có trên 40 ha na với hơn 40 hộ trồng, chủ yếu ở 2 xóm Đồng Bong, Đại Đồng, hộ trồng ít vài nghìn m2, hộ trồng nhiều 1-2 ha với hàng nghìn gốc na. Đây là cây trồng không mới ở xã, tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhu cầu thị trường và giá bán na đều tăng, chất lượng na của địa phương dần được nhiều người biết đến. Do đó, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng na. Ngoài na chính vụ, người trồng na đã biết áp dụng KH-KT để cây na cho quả trái vụ, thu hoạch 2 vụ/năm, tăng thêm thu nhập.

Sau 4 năm chuyển đổi sang trồng na, khu vườn 2 ha của chị Bùi Thị Hà, xóm Đồng Bong với hơn 900 gốc đã cho trái ngọt. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, có những cây na cho thu 40-50 kg/vụ, tính cả 2 vụ khu vườn có thể thu 18-20 tấn na/năm, qua đó đem lại thu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm. Chị Hà cho biết: "Trước đây, gia đình tôi trồng nhiều loại cây, nhưng không có hiệu quả, năng suất thấp, đời sống còn khó khăn. Từ khi chuyển đổi sang trồng na, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá. Với giá bán trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/ kg, có thời điểm lên đến 50.000 đồng/kg, thị trường ổn định, cây na đang là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi".

Điền kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, do đó, cây na phát triển tốt, sản phẩm có hương vị đặc trưng. Trồng na không cần kỹ thuật phức tạp, nhưng đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Ngoài bổ sung phân bón, nước tưới cần cắt, tỉa cành thường xuyên để na cho trái to, đậu quả đúng thời điểm. Tỉa lá cho thoáng tán cây trước khi ra hoa khoảng 1 tháng sẽ tránh được nhiều loại sâu bệnh. Từ đầu năm đến nay, xã đã cử nhiều hộ tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng na, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phòng trừ dịch bệnh.

Thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), xã đã xây dựng kế hoạch, triển khai đăng ký sản phẩm "na Đồng Tâm" đặc trưng của địa phương. Việc phát triển sản phẩm OCOP nhằm mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng và tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao gắn với thế mạnh của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Quan trọng hơn, việc đăng ký sản phẩm OCOP nhằm từng bước thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong canh tác, sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Năm 2018, thu nhập bình quân toàn xã đạt 39 triệu đồng/người/ năm, phấn đấu đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,83%.

Hoàng Anh

Các tin khác


Công bố chứng nhận nhãn hiệu “Gà Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 4/10, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức Hội nghị công bố chứng nhận nhãn hiệu "Gà Lạc Thủy” do Cục sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Khai trương Ngân hàng Bưu điện Liên Việt phòng giao dịch Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 4/10, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Hòa Bình (LienVietPostBank Hoà Bình) tổ chức lễ khai trương Ngân hàng Bưu điện Liên Việt phòng giao dịch Cao Phong, có trụ sở tại khu 2, thị trấn Cao Phong.

Tọa đàm khảo sát thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Sáng 4/10, Thanh tra Chính phủ phối hợp UBND tỉnh tổ chức Tọa đàm khảo sát đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Chủ trì buổi tọa đàm có các đồng chí: TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Văn Trường, Chánh Thanh tra tỉnh. Dự buổi tọa đàm có lãnh đạo HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, các DNNN trên địa bàn.

Phát triển nuôi cá lồng hồ Hoà Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có lưu vực rộng lớn, môi trường trong sạch, nguồn lợi phong phú và giàu dinh dưỡng, thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu luôn quan tâm đầu tư, triển khai các dự án nuôi cá lồng. Một số xã nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng như: Thung Nai (Cao Phong), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa (Đà Bắc), Phúc Sạn, Ba Khan (Mai Châu)…

Chính quyền “kiến tạo”, nông thôn “cất cánh”...

(HBĐT) - Cùng với đoàn Hội Nhà báo Hà Nội, chúng tôi có dịp về thăm vùng sản xuất rau an toàn (RAT) xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Hành trang mang theo về Thủ đô là sự háo hức, tò mò qua những bài viết tràn ngập trên các báo điện tử về vùng RAT này. Khen có, chê có, những dấu hỏi về nguồn gốc và chất lượng cũng không ít...

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh hiện chiếm trên 80% tổng số lao động. Để góp phần ổn định đời sống dân cư, phát triển KT-XH địa phương, nhất là khu vực nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết. Những năm qua, tỉnh giành nhiều quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục