(HBĐT) - Những ngày này, tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) diễn ra sự kiện được người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh lân cận quan tâm, đó là Tuần lễ sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình. Tuần lễ đã mang đến những sản phẩm nông sản đặc trưng, an toàn, do vậy đã trở thành điểm mua sắm thú vị, tin tưởng của người dân trong dịp cuối năm.


Người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội tin tưởng lựa chọn, mua sắm tại Tuần lễ sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). 

Nhanh tay chọn mua các loại quả có múi thơm mát, căng mọng, chị Thu Hòa, quận Đống Đa bộc bạch: Mấy năm nay, gia đình tôi sử dụng nhiều mặt hàng cam, bưởi, rau xanh, gà ri, cá sông Đà của Hòa Bình bởi rất yên tâm về chất lượng. Nhất là đến mùa cam, bưởi bọn trẻ thích ăn lắm do vị ngọt thanh, mọng nước. Gia đình có người thân trên ấy nên cứ đến vụ là gọi điện nhờ mua rồi gửi ô tô xuống. Hôm nay, biết thông tin có Tuần lễ nông sản Hòa Bình ở Big C, tôi tranh thủ đến mua sắm. Nhìn các gian hàng thật là thích. Ngoài những sản phẩm đã sử dụng thường xuyên, đến đây còn biết thêm nhiều hàng hóa chất lượng, bảo vệ sức khỏe như các sản phẩm được chế biến từ cam, bưởi, rồi thì các loại trà túi lọc như sachi, giảo cổ lam, cao cà gai leo và sản phẩm từ dược liệu. Tuần lễ hàng hóa được tổ chức như này đúng là cơ hội tốt để người tiêu dùng Thủ đô mua sắm mà không lo có hàng hóa không rõ nguồn gốc trà trộn.

Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2018, tỉnh có 9.839 ha cây ăn quả có múi, trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh 5.173 ha, năng suất bình quân đạt 239 tạ/ha, sản lượng 123.729 tấn. Tốc độ phát triển diện tích cây ăn quả có múi đạt 45%/năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ phát triển cây có múi toàn quốc. Sản lượng năm 2018 tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Ngoài ra còn có các sản phẩm nông, thủy sản khác có tiềm năng, thế mạnh như: mía 8.000 ha, sản lượng trên 40 vạn tấn; cá trên 4.000 lồng, sản lượng 8.000 tấn; gà ta đạt 4,2 triệu con...

Những năm gần đây, việc sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đạt được kết quả khả quan, có chỗ đứng trên thị trường. Nhiều diện tích sản xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Một số sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ về nhãn hiệu tập thể như: nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, bưởi đỏ Tân Lạc, tôm, cá Sông Đà, gà Lạc Thủy, gà ri Lạc Sơn… Đặc biệt, cam Cao Phong đã được chứng nhận về chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, hiện nay, lượng tiêu thụ nông, thủy sản của tỉnh Hòa Bình tại các tỉnh, thành phố còn thấp. Thủ đô Hà Nội là thị trường có sức tiêu thụ rất lớn, nhưng lượng nông sản an toàn của tỉnh tiêu thụ tại đây mới đạt khoảng 20-30% so với khả năng cung cấp. Nguyên nhân là do chưa hình thành được nhiều mô hình sản xuất lớn gắn với tiêu thụ. Người tiêu dùng Thủ đô thiếu thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Hệ thống bán lẻ, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp an toàn còn nhỏ, chưa hình thành chuỗi cung ứng đồng bộ. Việc bắt tay tiêu thụ nông sản cụ thể giữa các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công tác truyền thông đến người tiêu dùng còn hạn chế.

Xuất phát từ thực tế trên, Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình tại Siêu thị Big C Thăng Long đã trở thành dịp để các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp của tỉnh có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, các đặc sản của địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà vườn, người chăn nuôi mở rộng liên kết tiêu thụ nông, thủy sản chất lượng, an toàn với các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông, thủy sản trong và ngoài nước. Sự kiện Siêu thị Big C ký kết Bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng với 5 doanh nghiệp, HTX của tỉnh là minh chứng rõ nét của chủ trương này.

Tham dự lễ khai mạc Tuần lễ, bà Jariya Chirathivat, đại diện Tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết: Tỉnh Hòa Bình là quê hương của nhiều sản phẩm nông sản nổi tiếng. Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng tỉnh trong nhiều sự kiện rất thành công như Tuần lễ cá sông Đà hay Tuần lễ cam trên hệ thống siêu thị Big C năm 2018. Riêng HTX cam Cao Phong đã đạt mức tiêu thụ trên 200 tấn với doanh số trên 2 tỷ đồng ngay trong Tuần lễ. Những hoạt động này một lần nữa tái khẳng định cam kết của chúng tôi về việc hỗ trợ hàng Việt Nam nói chung và sản phẩm của tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Được biết, trong thời gian tới, các sản phẩm nông, thủy sản của tỉnh sẽ có bước phát triển về quy mô sản xuất và sản lượng. Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả có múi sẽ đạt trên 12 nghìn ha, sản lượng đạt trên 30 vạn tấn; mía đạt 8,5 nghìn ha, sản lượng trên 50 vạn tấn; lồng cá có trên 5.000 lồng, sản lượng 10 nghìn tấn; gà ta đạt 5,2 triệu con... Đến năm 2025, quy mô sản xuất và sản lượng có thể tăng thêm 30%. Do vậy, việc xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, các mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng hàng hoá để quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường sẽ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.



Hoàng Nga

Các tin khác


Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý và thành viên HTX ngành Công Thương

(HBĐT) - Tại thành phố Hòa Bình, Cục Công Thương địa phương vừa phối hợp với Sở Công Thương tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý và thành viên HTX ngành Công Thương năm 2019. Thành phần tham dự trên 50 người là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban giám đốc, Kế toán trưởng, Ban kiểm soát, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ thẩm tra hồ sơ và mức độ huyện Lương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 14/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt huyện NTM đối với huyện Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 14/11, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) - Chi nhánh Phương Lâm và Chi nhánh Sông Đà cùng Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ ký kết thoả thuận hợp tác liên ngành về thực hiện tổ chức thực hiện chính sách tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. 

Thịt lợn tăng giá, các sản phẩm thay thế được khuyến khích sử dụng 

(HBĐT) - Sau khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã được kiểm soát, các vùng dịch được phát hiện, xử lý và tiêu huỷ kịp thời lợn mắc bệnh dịch, số lượng đàn lợn ở nhiều địa phương giảm đi, cũng vì thế mà giá thịt lợn ngày càng tăng. Hiện nay, trên toàn tỉnh, giá bán lẻ thịt lợn các loại tại các chợ dân sinh đã vượt mốc 100.000 đồng/kg, giá lợn hơi giao động từ 70.000-73.000 đồng/kg. 

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: Khai thác thị trường tín dụng nông thôn

(HBĐT) - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienViet Post Bank) được hình thành trên cơ sở Công ty dịch vụ Tiết kiệm bưu điện sáp nhập vào LienVietBank. Có mặt tại Hòa Bình 5 năm nay, LienVietPostBank là mô hình ngân hàng triển khai các hoạt động trực tiếp đến khách hàng thông qua mạng lưới bưu điện sẵn có. Ngân hàng đã tích cực mở rộng thị trường nông thôn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế.

Nợ đọng 109 tỷ đồng tiền sử dụng đất

(HBĐT) - Trong tháng 10, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 219 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước đạt 2.597,9 tỷ đồng, bằng 84% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 68% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Riêng thu tiền sử dụng đất, tính đến ngày 20/10 thực hiện được 126 tỷ đồng, chỉ đạt 18% dự toán HĐND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục