(HBĐT) - Ngày 5/12, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp mía đường, các địa phương có diện tích trồng mía đường nhằm tìm giải pháp tiêu thụ nguyên liệu niên vụ 2019 - 2020.



Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ mía đường niên vụ 2019 - 2020. 

Niên vụ 2019 -2020, mía đường được trồng tại 3 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc với tổng diện tích 990 ha, năng suất bình quân 47,7 tấn/ha, tổng sản lượng 47.237 tấn. Tuy nhiên, thực trạng toàn ngành mía đường đang gặp phải khó khăn do giá đường thấp, lượng đường tồn kho lớn. Hiệu quả kinh tế trồng mía đường do đó thấp hơn một số cây trồng khác. Bên cạnh đó là tình trạng nợ đọng tiền thu mua mía của doanh nghiệp. Đối với tỉnh ta, chỉ có khoảng 44% diện tích mía nguyên liệu chắc chắn đầu ra. Số còn lại gồm diện tích dân tự trồng và trồng theo hợp đồng với Công ty CP mía đường Hòa Bình chưa có kế hoạch tiêu thụ.

Hội nghị đã nghe chia sẻ của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đối với vấn đề tiêu thụ nguyên liệu mía đường tại các địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp sẵn sàng tổ chức thu mua, tiêu thụ mía cho bà con. Tuy nhiên, chất lượng mía phải đảm bảo, đồng thời, đối với diện tích dân đã hợp đồng với Công ty CP mía đường Hòa Bình cần có biện pháp giải quyết sớm.

Liên quan đến vấn đề thúc đẩy tiêu thụ mía nguyên liệu niên vụ 2019 - 2020, Sở NN&PTNT sẽ ra văn bản đề nghị Công ty CP mía đường Hòa Bình trước ngày 15/12 có ý kiến chính thức về việc tiêu thụ diện tích mía đã ký kết với các hộ dân. Đề nghị Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan, Công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa), Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình tích cực vào cuộc, chủ động đưa ra kế hoạch thu mua với giá cả phù hợp, hỗ trợ các địa phương tiêu thụ, giải phóng vùng nguyên liệu.           


Bùi Minh

Các tin khác


Sức lan tỏa mạnh mẽ của Nghị quyết về “tam nông”

Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X nhiều năm qua luôn nhận được sự hưởng ứng đặc biệt của các tầng lớp nhân dân. Sau 10 năm triển khai, đây là Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh chóng, tạo ra kết quả nổi bật. Từ thực tế sinh động tại các địa phương cả nước đã đưa đến những kinh nghiệm và bài học quý trong quá trình ban hành, lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết về "tam nông” của các cấp ủy đảng.

Tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 2428/SNN-CN&TY ngày 28/11/2019 về việc tập trung triển khai quyết các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đà Bắc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Phụ nữ. Để triển khai chương trình có hiệu quả, thời gian qua, Hội LHPN huyện Đà Bắc đã rà soát số hộ phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hộ để có hướng hỗ trợ phù hợp.

Toàn tỉnh chuyển đổi được 1.700 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Năm 2019, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đã mang lại kết quả rõ nét. Theo đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định 2010) đạt 6.209 tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước, vượt 3,3% kế hoạch năm. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 73 nghìn ha, sản lượng 36 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch. 

Tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn ước đạt 23.573,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã tích cực triển khai những quy định về tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đẩy mạnh huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên. Đồng thời, tăng cường giải pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.

Khai thác lợi thế phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ

(HBĐT) - Với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh ta có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các khu công nghiệp (KCN). Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như dễ dàng tiếp cận dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục