(HBĐT) - Chiều 12/3, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành; các công ty sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
2 tháng đầu năm, cả nước gieo cấy đạt khoảng 3,01 triệu ha lúa đông xuân; sản lượng ước đạt 20,3 triệu tấn. Cả nước gieo trồng 39,1 nghìn ha khoai; 8,1 nghìn ha đậu tương; 75,9 nghìn ha lạc. Một số cây ăn quả chủ lực đang thu hoạch, một số loại đang thời kỳ ra hoa với tỷ lệ ra hoa đậu quả đạt khoảng 95%...
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được kiểm soát, trên 97% số xã đã không còn dịch sau 30 ngày, nhiều địa phương công bố hết dịch và doanh nghiệp đang đầu tư tái đàn khôi phục sản xuất. Sản xuất thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản lượng ước đạt 1,02 triệu tấn (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019). Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, cả nước đã trồng rừng mới ước đạt 15,5 nghìn ha (tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước); sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.785,7 nghìn m3 (tăng 3,6%)...
Mặc dù chịu tác động khá mạnh bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn đạt 5,34 tỷ USD (giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019). Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng NLTS ước khoảng 4,3 tỷ USD (giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019). Thặng dư thương mại 2 tháng đạt 1,02 tỷ USD (tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước).
Tại hội nghị, một số tỉnh đã báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để thúc đẩy sản xuất trong thời gian tới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thực phẩm cho người dân và bình ổn thị trường.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp cần phải nhận diện rõ nguy cơ để đề ra các giải pháp khắc phục; cần phát triển lợi thế để khai thác các cơ hội mới xuất hiện để thúc đẩy sự phát triển ngành. Các doanh nghiệp, tập đoàn nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ổn định giá thịt lợn. Tập trung tổ chức liên kết theo chuỗi vì lợi ích của người nông dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn, địa phương có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu mùa vụ lúa; rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn... Các kiến nghị của một số tỉnh, thành phố và doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT tổng hợp sẽ kiến nghị với các bộ, ngành liên quan để bố trí nguồn ngân sách. Thời gian tới, các cơ quan truyền thông cần tích cực đồng hành cùng với Bộ NN&PTNT để đạt được mục tiêu kép trước bối cảnh khó khăn hiện nay.
Thu Thủy
Đó là ý kiến của nhiều doanh nghiệp ngay khi dự thảo Nghị định về về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến.
(HBĐT) - Với chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế, những năm qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của tỉnh đã được nâng tầm, góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nền kinh tế của tỉnh từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nguồn nhân lực, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường; môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện.
(HBĐT) - Nhằm góp phần nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, vụ xuân năm nay, huyện Cao Phong chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng với đa dạng các loại cây cho năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó, chú trọng việc xây dựng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời điểm này, các địa phương trong huyện tiếp tục gieo trồng một số loại cây màu và tập trung chăm sóc các diện tích lúa, cây màu đã gieo trồng đúng khung thời vụ.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có trên 990 lồng nuôi cá. Trong tháng 2, ước tính sản lượng cá thu hoạch đạt 104 tấn, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 16,8%. Trong đó, sản lượng cá nuôi trồng đạt 81 tấn, so với cùng kỳ tăng 28%; nguyên nhân tăng sản lượng cá nuôi là do sản lượng cá lồng cho thu hoạch cao. Ngoài ra, sản lượng cá khai thác đạt 23 tấn, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,05 %.
(HBĐT) - Sau khi huyện Kỳ Sơn sáp nhập vào TP Hòa Bình, nhằm tiếp tục tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tăng cường công tác chỉ đạo, hỗ trợ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu, thị trường.
(HBĐT) - Ngày 10/3, UBND tỉnh tổ chức họp BCĐ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên BCĐ, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.