Ngày 25-3, Bộ Công thương cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tạm dừng xuất khẩu gạo từ nay đến hết tháng 5 năm 2020, để bảo đảm an ninh lương thực.

 

Bộ Công thương thông tin, trong những tháng đầu năm 2020, diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng, khó lường tới tình hình kinh tế - xã hội của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dịch bệnh đã và đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và có thể còn lan tỏa lâu dài.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu đối với một số chủng loại hàng hóa thiết yếu, trong đó có gạo, đang tăng nhanh trên toàn cầu. Bên cạnh nhu cầu thông thường mà các nước xuất khẩu có thể đáp ứng, đã xuất hiện nhu cầu dự trữ với số lượng lớn khiến cán cân cung cầu mất cân đối cục bộ, giá cả biến động mạnh, tiềm ẩn khả năng gây ra bất ổn xã hội.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt hơn 928 triệu tấn, tăng hơn 31%. Tại một số thị trường, lượng xuất khẩu tăng rất mạnh như Malaysia tăng 149%, Trung Quốc tăng 595%... Đây là nguyên nhân chính khiến giá thóc, gạo trong nước cũng biến động mạnh, tăng khoảng 20 - 25% tùy theo chủng loại. Trong điều kiện xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra hết sức gay gắt, ảnh hưởng tới hàng chục nghìn héc-ta trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, nếu xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như hai tháng vừa qua, Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước.

Trên cơ sở diễn biến tình hình sản xuất, cung cầu, thương mại gạo như đã trình bày, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, để bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, trong đó quan trọng nhất là bảo đảm an ninh lương thực, Bộ Công thương đã đề xuất Thường trực Chính phủ xem xét một số phương án điều hành xuất khẩu gạo tại cuộc họp về bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày 23-3-2020. Trong đó có hai phương án, gồm tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo; hoặc cũng có thể xem xét cấp giấy phép xuất khẩu gạo.

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến kết luận về một số biện pháp để bảo đảm an ninh lương thực, trong đó có việc tạm dừng xuất khẩu gạo từ nay đến hết tháng 5 năm 2020.

Sau khi Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Bộ Công thương nhận được ý kiến của các địa phương vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về việc cần có sự đánh giá lại về sản lượng thóc, gạo vụ Đông Xuân năm nay cũng như lượng tồn kho thực tế trong dân và tại các doanh nghiệp. Chính vì thế, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kiểm tra lại lần nữa lượng tồn kho trong dân, lượng tồn kho trong các doanh nghiệp và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương sẽ cùng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với các tỉnh, thành sản xuất, xuất khẩu gạo trọng điểm và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh, dự kiến vào ngày mai 26-3-2020.


TheoNhanDan

Các tin khác


Hiệu quả thực hiện cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Ngày 13/11/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14 về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết, sản lượng nông sản chủ lực của tỉnh tăng mạnh, những nông sản lợi thế như cam, bưởi, nhãn, su su, tỏi tía, rau hữu cơ, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, cá lồng hồ Hòa Bình đã tiếp cận được thị trường ngoại tỉnh, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Trên 720 tỷ đồng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2020

(HBĐT) - Ngày 24/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp quý II/2020. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh cũng như chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, góp phần làm thay đổi nhận thức trong hội viên nông dân, đổi mới phương thức hoạt động, tạo sức mạnh lan tỏa trong nông dân về việc chủ động tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, đóng góp xây dựng NTM tại địa phương.

Giá trị sản xuất công nghiệp quý I ước đạt 10.555 tỷ đồng 

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trước, trong và sau Tết Nguyên đán ổn định. Các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm với quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.

Thành phố Hòa Bình:Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 13% dự toán giao

(HBĐT) - Sau khi sáp nhập thêm huyện Kỳ Sơn vào đơn vị hành chính, TP Hòa Bình đã xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 529,1 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương 896,321 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục