Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Quyết định ban hành kèm theo Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng tại 7 địa phương gồm: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Đồng hành cùng địa phương tháo gỡ khó khăn vướng mắc
Quyết định kế hoạch kiểm tra căn cứ theo Công điện số 252/CĐ-TTg ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội và Văn bản số 2360/VPCP-CN ngày 15/4/2022 của Văn Phòng Chính phủ về việc biến động giá nhiên, vật liệu đối với các dự án công trình xây dựng giao thông trên cả nước nhất là tại 7 địa phương nêu trên.
Siết chặt kiểm tra quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng tại các địa phương.
Trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng đang có biến động giá mạnh, công tác giải ngân các dự án đầu tư công bị chậm tiến độ, kế hoạch kiểm tra của Bộ Xây dựng thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu, phân tích khoa học các vấn đề, cũng như làm rõ thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, tăng cường phối hợp tháo gỡ các vướng mắc trong thời gian sớm nhất, nhằm đưa các dự án về đích đúng tiến độ, kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch kiểm tra của Bộ Xây dựng sẽ đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém, những khó khăn vướng mắc trong quản lý Nhà nước về quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh và đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định; tổ chức thực hiện, quản lý hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng công trình, nâng cao vai trò, trách nhiệm các Sở, ngành tại địa phương về công tác tham mưu, xây dựng, thẩm định, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng, việc quản lý và thực hiện hợp đồng xây dựng đáp ứng với tình hình xây dựng mới trong giai đoạn tới.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các địa phương đề nghị Báo cáo các nội dung kiểm tra và cung cấp tài liệu liên quan và làm việc với một số cơ quan chuyên môn về xây dựng, các Ban quản lý dự án chuyên ngành, đơn vị tư vấn, thi công xây dựng. Các địa phương lập báo cáo nội dung kiểm tra, thời gian hoàn thành báo cáo gửi Bộ Xây dựng theo kế hoạch kiểm tra tại từng địa phương. Thời gian kiểm tra dự kiến vào quý II - III/2022, thời gian kiểm tra tại mỗi địa phương từ 3 - 5 ngày và tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra trong quý III/2022.
"Việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, trung thực, không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị được kiểm tra và có báo cáo kết quả", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu.
Quy trình kiểm tra trọng tâm, trọng điểm
Nội dung kiểm tra tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương về việc xây dựng, ban hành các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn; công tác rà soát, xây dưng, ban hành định mức đặc thù tại các địa phương theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP; công tác quản lý, công bố giá vật liệu, thiết bị xây dựng, chỉ số giá xây dựng (từ năm 2021 đến nay).
Về công bố giá vật liệu, Bộ Xây dựng kiểm tra danh mục công bố, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giá công bố, thời gian, hiệu lực, tần suất công bố, nguồn dữ liệu xác định công bố... Về chỉ số giá xây dựng kiểm tra danh mục công trình công bố, cơ cấu, tỷ trọng thành phần của các dữ liệu đầu vào để tính chỉ số giá xây dựng, tần suất công bố, dữ liệu giá để tính chỉ số giá.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra công tác thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng số 62/2020/QH4, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ đối với một số dự án trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư và công tác quản lý hợp đồng xây dựng đối với một số dự án trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư trọng tâm về việc quản lý chi phí, quản lý tiến độ, hình thức hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng.
Việc kiểm tra theo kế hoạch, hướng dẫn về quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng tại các địa phương là hoạt động quan trọng thể hiện sự "vào cuộc” quyết liệt của Bộ Xây dựng, nhằm tổng hợp kiến nghị từ các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát tại chân công trình... thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc.
Hiện, Bộ Xây dựng đã giao Cục Kinh tế xây dựng và các cơ quan chuyên môn nghiên cứu giải pháp về tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát để đảm bảo thuận tiện, không chồng chéo gây vướng mắc. Trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo báo Tin tức
Trong phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, chiều 1/6, nhiều ý kiến các đại biểu đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu tăng cao, trong đó có giảm các loại thuế đối với mặt hàng xăng dầu, nhằm hạn chế tác động xấu đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân.
(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 27/5/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Sau hơn 1 tháng giải ngân, nguồn vốn ưu đãi từ chương trình cho vay phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã đến tay hàng nghìn hộ dân trong tỉnh. Đây thực sự là "đòn bẩy” quan trọng để người dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng thích nghi, có khả năng phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy sản. Tỉnh cũng có thị trường tiêu thụ khá thuận lợi khi gần Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, khi Việt Nam hội nhập sâu vào nhiều thị trường lớn trên thế giới theo các Hiệp định thương mại ký kết đã mở ra cơ hội lớn về hàng hóa xuất khẩu cho những địa phương có nhiều nông sản đặc trưng như tỉnh.
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 6 sẽ tiếp tục giảm 31.000 đồng với bình 12 kg và 124.100 đồng với bình công nghiệp 48 kg.
(HBĐT) - Thời gian gần đây, dư luận ở một số xóm thuộc xã Quý Hoà (Lạc Sơn) dấy lên thông tin liên quan đến việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dân Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đồi Thung. Phóng viên Báo Hoà Bình đã tìm hiểu thực tế để làm rõ những thông tin gây hoang mang, nhiễu loạn này.