(HBĐT) - Chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm (ATTP), sản phẩm OCOP, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với nông sản được coi là những tấm thẻ chứng minh về nguồn gốc và chất lượng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ góp phần hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP như vùng nuôi cá lồng sông Đà, vùng trồng cây ăn quả có múi tại các huyện…


Sản phẩm của HTX chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn tem truy xuất nguồn gốc, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ về cấp chứng nhận sản phẩm, TXNG đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đến nay, sản phẩm quả các loại được chứng nhận ATTP, GAP, hữu cơ 3.525 ha, sản lượng đạt 133.110 tấn; rau các loại 561 ha, sản lượng 13.792 tấn; 1.945 lồng cá được chứng nhận ATTP, GAP, sản lượng 4.451 tấn. Ngoài ra, có 22 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận, sản lượng 1.361 tấn. Bên cạnh đó, có 3 công ty chuyên liên kết với hộ chăn nuôi để chăn nuôi lợn khép kín, sản lượng khoảng 19.500 tấn/năm. 

Toàn tỉnh có 33 nhãn hiệu được chứng nhận và bảo hộ trên thị trường, gồm: 1 chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, 13 nhãn hiệu tập thể (mía tím, bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, nhãn Sơn Thủy…), 19 nhãn hiệu chứng nhận (cá, tôm sông Đà, mật ong, gà Lạc Thủy…). Thực hiện Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 100 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (có 22 sản phẩm 4 sao, 78 sản phẩm 3 sao). 

Để minh bạch thông tin sản phẩm, Sở NN&PTNT xây dựng và vận hành hệ thống TXNG, xác thực chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ https: //hb.check.net.vn. Đã có 79 doanh nghiệp tham gia với trên 400 sản phẩm được quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên hệ thống. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên 7 triệu tem TXNG, giúp người tiêu dùng có thể nhận diện nguồn gốc và an tâm khi sử dụng sản phẩm với các thông tin như ngày sản xuất, hạn sử dụng, cũng như lưu ý khi sử dụng sản phẩm hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm.  

Thực hiện hỗ trợ cấp chứng nhận sản phẩm và TXNG đối với nông sản có tác động lớn tới sản xuất, đưa nông nghiệp Hòa Bình từ chỗ tự phát hình thành nên những sản phẩm có thương hiệu, một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP như vùng nuôi cá lồng sông Đà, vùng trồng cây ăn quả có múi tại các huyện. Đồng thời, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, góp phần khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. 

Tại huyện Lương Sơn đã có 12,323 ha rau được cấp chứng nhận hữu cơ, sản lượng đạt khoảng 80 - 100 tấn/năm; 13,4 ha cây ăn quả của HTX nông nghiệp Mỹ Tân (xã Cao Dương) được cấp chứng nhận hữu cơ. 119,4 ha cây ăn quả có múi, chuối, nhãn, ổi được chứng nhận VietGAP, đảm bảo ATTP. Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Đa số sản phẩm rau hữu cơ và các nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện được tiêu thụ tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị tại TP Hà Nội. Một số HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: HTX chuối Viba, HTX nông sản hữu cơ Đồng Sương (xã Liên Sơn); HTX nông nghiệp Hòa Bình (xã Thanh Sơn), HTX nông nghiệp Mỹ Tân (xã Cao Dương)...

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của Sở NN&PTNT, trong quá trình triển khai các chính sách cấp chứng nhận ATTP, OCOP, bảo hộ thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn như: Việc hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất còn ít, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, HTX. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp hạn hẹp, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở sơ chế, đóng gói sản phẩm. Sau khi được chứng nhận VietGAP, một số cơ sở chưa tuân thủ nghiêm quy trình thực hành, việc gắn tem TXNG vào sản phẩm chưa được duy trì thường xuyên để bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Thời gian tới, Sở NN&PNT tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai các chính sách về cấp chứng nhận sản phẩm và TXNG đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tăng cường tuyên truyền để các cơ sở sản xuất sau khi được chứng nhận VietGAP, GAP, hữu cơ phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất. Tuyên truyền để người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tạo động lực cho doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Triển khai cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện

(HBĐT) - Ngày 3/6, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị triển khai cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) năm 2022 với sự tham dự của lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Huyện Yên Thủy công bố 8 sản phẩm OCOP năm 2021

(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy vừa tổ chức lễ công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.

Yêu cầu rà soát diện tích đất đã giao cho Công ty Phú Thịnh để thực hiện dự án tại xã Tân Minh

(HBĐT) - Theo đánh giá, sau nhiều năm, dự án trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tại xã Tân Minh (Đà Bắc) do Công ty CP Phú Thịnh (Công ty Phú Thịnh) làm chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện các nội dung đầu tư đã được phê duyệt. Nguyên nhân do UBND tỉnh giao đất chồng lấn vào đất rừng của người dân. Để giải quyết vấn đề này, mới đây, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với địa phương rà soát toàn bộ diện tích đất đã giao cho công ty để làm cơ sở xác định lại hướng đầu tư dự án.

Bộ Xây dựng ''vào cuộc'' kiểm tra quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng tại các địa phương

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Quyết định ban hành kèm theo Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng tại 7 địa phương gồm: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Huyện Lương Sơn khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng đối với giải quyết thủ tục hành chính

(HBĐT) - Nhằm đánh giá chính xác chất lượng cung cấp dịch vụ công và hoạt động của bộ phận một cửa, UBND huyện Lương Sơn thực hiện khảo sát, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi đến giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) của huyện. Qua đó nhằm giúp UBND huyện nắm được chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính và năng lực, đạo đức của công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ; trên cơ sở đó định hướng các giải pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người dân, tổ chức của đội ngũ cán bộ, công chức.

Huyện Lạc Sơn: Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) - Vụ xuân năm 2022, ngành nông nghiệp huyện Lạc Sơn đã nỗ lực vượt khó để đảm bảo kế hoạch đề ra. Hiện, huyện tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn và nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, hoa màu vụ xuân; tích cực, chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ mùa, hè thu sắp tới, bởi đây là vụ được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết thường diễn biến bất lợi, sâu bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục