(HBĐT) - Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng "thất thế” bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.


Gia đình bà Hà Thị Thanh, xóm Tằm, xã Trung Thành (Đà Bắc) chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất trồng ngô sang trồng cây gai xanh.

Được UBND tỉnh thẩm định hồ sơ và cho phép, Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hòa Bình đã ký hợp đồng tiêu thụ 20 năm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bông vải sợi của Tập đoàn An Phước, thuộc huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). HTX chọn vùng đất Trung Thành để đưa cây gai xanh vào canh tác thử nghiệm. Anh Lường Văn Vinh, trưởng xóm Trung Tằm là người đầu tiên tham gia trồng cây gai xanh. Lứa đầu tiên từ tháng 5/2021 anh trồng 1,5 ha trên diện tích trồng ngô của gia đình. Sau vài tháng trồng và chăm sóc cây hợp đất, sinh trưởng tốt, cho thu hơn 3 tạ, giá HTX thu mua 40 nghìn đồng/kg. Từ lứa sau thu hoạch được hơn 8 tạ. Mỗi năm, cây gai xanh cho thu hoạch 2 - 3 lứa. Anh Vinh dự tính: Với tốc độ phát triển như này thì lứa tới sản lượng sẽ cao hơn. So với các loại cây trồng khác thu nhập cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Nếu trồng 1 ha ngô 1 vụ trung bình được 6 tấn hạt, giá bán hiện tại thu được khoảng 20 triệu đồng. Trừ chi phí phân, giống, công người trồng ngô không được lời lãi bao nhiêu. Trồng cây gai xanh thì chỉ trồng 1 lần được thu nhiều năm. Sau mỗi lứa thu hoạch chỉ cần làm cỏ, bón phân. Với mức thu nhập như vậy thì hiệu quả kinh tế trồng cây gai xanh cao hơn nhiều so với trồng ngô. Chi phí đầu tư cho phân bón, chăm sóc cây gai xanh thấp hơn. Thấy hiệu quả kinh tế anh tiếp tục thuê đất đầu tư trồng gần 4 ha cây gai xanh. Cuối năm nay tất cả diện tích đã trồng đều cho thu hoạch.

Thấy một số hộ trong xóm trồng cây gai xanh "nhàn”, có HTX thu mua tận nơi lại cho hiệu quả kinh tế cao nên gia đình bà Hà Thị Thanh, xóm Tằm quyết định chuyển hơn 2.000 m2 đất trồng ngô sang trồng cây gai xanh. Vừa nhổ cỏ, thăm cây, bà Thanh cho biết: Tôi trồng từ đầu năm, đến giờ chuẩn bị cho thu hoạch lứa đầu. Chi phí ban đầu trồng cũng như cây ngô, từ khâu làm đất đến bón phân, làm cỏ, nhưng cái hay của cây này là chỉ trồng 1 lần nên đỡ vất vả hơn. Khi cây lớn lứa sau lại thu nhập cao hơn lứa trước. Nếu được thu mua đều đặn với giá ổn định thì bà con yên tâm đầu tư trồng và sẽ là cây xóa đói, giảm nghèo cho vùng cao Trung Thành. 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lường Văn Thái, Phó Bí thư TT xã Trung Thành cho biết: Từ đầu năm đến nay, diện tích trồng ngô trên địa bàn xã giảm. Nhiều hộ chủ động hợp đồng với HTX nông nghiệp Hòa Bình để chuyển sang trồng cây gai xanh, hiện có khoảng 20 ha được trồng trên địa bàn xã. Đảng ủy, UBND xã tạo điều kiện tốt nhất cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài hướng phát triển kinh tế từ cây chè thì dự kiến mở rộng vùng trồng cây gai xanh khoảng 200 ha, tạo động lực phát triển KT-XH địa phương. 

 Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

(HBĐT)- Được xác định là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư các cụm công nghiệp (CCN) và nhà đầu tư thứ cấp trong giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục hành chính... Nhờ đó, việc triển khai các CCN trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Hiện, các CCN đẩy mạnh công tác GPMB, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.

Một số kết quả phát triển KT - XH nổi bật 6 tháng đầu năm 2022

(HBĐT) - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,17% (riêng công nghiêp tăng 7,44%); dịch vụ tăng 7,32%; thuế sản phẩm giảm 11,45%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,98%; công nghiệp - xây dựng 44,34%; dịch vụ 32,31%; thuế sản phẩm 4,37%.

Mở rộng thị trường mặt hàng xuất khẩu

(HBĐT) - Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, một số thị trường xuất khẩu của tỉnh không còn tình trạng "đóng băng” và gần như đã trở về trạng thái bình thường. Qua đó hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) có sự chuyển động tích cực, tạo đà thiết lập dấu mốc mới trong năm 2022, nhất là việc mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững

(HBĐT) - Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh đã được khẳng định. Chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng. Từ những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo cho tỉnh bản đồ nông sản phong phú, đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng địa phương.

Chuyển mình mạnh mẽ vùng cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL6, QL21 chạy qua. Thời gian qua, Lương Sơn từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.

Phát sinh nhiều rào cản "làm khó" môi trường kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều rào cản trước tình trạng cơ quan quản lý muốn khôi phục lại các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, hoặc ban hành mới các chính sách, trong đó "cài cắm" những quy định bất hợp lý, gây khó khăn trong hoạt động… Nản lòng hơn nữa là sự thờ ơ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục