Ngày 22/11, BTV Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 955-KL/TU tại Hội nghị giao ban chuyên đề quý III/2023 về "Tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2025”.

 

Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh tổ chức bế giảng, trao chứng chỉ cho học viên tham gia lớp đào tạo nghề "Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi” năm 2023 cho lao động nông thôn xã Xuất Hóa (Lạc Sơn).

Để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra, về nhiệm vụ thời gian tới, BTV Tỉnh ủy giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo:

- Đối với nhóm nhiệm vụ về nhà ở, ổn định dân cư, cần tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho ĐBDTTS&MN; phấn đấu đến năm 2025, cơ bản giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho ĐBDTTS, nhất là các vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn để đồng bào có đủ điều kiện sinh kế, yên tâm sản xuất từng bước nâng cao đời sống…

- Đối với nhóm nhiệm vụ về sinh kế, đào tạo nghề: Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề lao động nông nghiệp, phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông. Tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBDTTS&MN để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Nghiên cứu, tìm hiểu, học tập phát triển một số mô hình kinh tế hiệu quả như trồng cây dược liệu, trồng cây bản địa, trồng các loại rau, củ, quả sạch, rau rừng đặc sản riêng của địa phương với quy mô lớn để cung cấp cho khách du lịch, thị trường các vùng lân cận. Tiếp tục nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc...

- Đối với nhóm nhiệm vụ về đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, đặc biệt là hạ tầng giao thông: Rà soát thực trạng kết cấu hạ tầng KT-XH vùng ĐBDTTS&MN để đầu tư các công trình hạ tầng gắn với hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn. Tiếp tục triển khai Đề án cứng hóa giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tập trung đầu tư cứng hóa hệ thống đường giao thông đến các xã, đường liên xã, liên xóm, các tuyến đường nội đồng, đường đến các khu sản xuất, ưu tiên các tuyến đường kết nối với các khu vực có tiềm năng phát triển để tập trung đầu tư trước.

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sạch tập trung cho các xã vùng DTTS; thúc đẩy triển khai đầu tư cải tạo lưới điện, đảm bảo cung ứng điện một cách tốt nhất với chất lượng phục vụ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống của người dân; đầu tư, nâng cấp, cải tạo các chợ tại các xã vùng DTTS nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ các thiết chế văn hóa cơ sở, hạ tầng viễn thông và CNTT; đầu tư hạ tầng phục vụ dạy và học; đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm y tế vùng DTTS để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

- Đối với nhóm nhiệm vụ về GD-ĐT, y tế, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các DTTS: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tập trung thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa miền núi đặc sắc của các DTTS trong tỉnh gắn với phát triển du lịch.

BTV Tỉnh ủy đề ra 8 giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia này trong thời gian tới.

P.V (TH)

Các tin khác


Huyện Tân Lạc có 19 hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt động ổn định

Xác định quá trình xây dựng NTM, HTX có vai trò quan trọng trong cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm… thời gian qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy thành lập HTX; định hướng đổi mới hình thức, tổ chức HTX…

Phát triển bền vững rừng sản xuất

Với những chính sách quan trọng nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, hiện, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 51%. Kinh tế rừng đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trong kinh tế của tỉnh.

Khuyến công Hòa Bình: Hoạt động hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, hoạt động khuyến công (HĐKC) đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. HĐKC đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận và hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT).

Trà detox cam - món quà cho phái đẹp

Tiếp tục hành trình xây dựng thương hiệu cam hữu cơ của mình, HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) đang hoàn thiện những khâu cuối cùng để sớm ra mắt sản phẩm mới từ cam Cao Phong sấy khô. Với những tác dụng giúp tăng đề kháng cho người sử dụng, đặc biệt là tăng sắc khí cho chị em phụ nữ, sản phẩm Trà detox cam được HTX kỳ vọng sẽ được công nhận sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

Thị trấn Mãn Đức: Cải cách hành chính, tạo niềm tin cho người dân

Thị trấn Mãn Đức là một trong những đơn vị cấp xã của huyện Tân Lạc được đánh giá cao về mức độ hài lòng của người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục