Gần đây, hoạt động thông tin, tuyên truyền, tư vấn về xuất khẩu lao động (XKLĐ) được cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của xã Bao La (Mai Châu) quan tâm. Một số người trẻ, chưa lập gia đình đã mạnh dạn đi làm việc ở thị trường ngoài nước với mong muốn có cơ hội tốt để thay đổi cuộc đời.



Cuộc sống của hộ gia đình có con em tham gia xuất khẩu lao động ở xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu) được ổn định và ngày càng cải thiện.

Anh Ngần Tiến Đạt (SN 1992) ở xóm Báo là một trong những gương mặt điển hình. Đầu năm 2020, thông qua một doanh nghiệp cung ứng lao động, anh xuất cảnh sang thị trường Nhật Bản với đơn hàng xây dựng. Tháng 3/2023, anh Đạt trở về địa phương sau khi kết thúc 3 năm đi làm việc ở nước ngoài. Anh Đạt phấn khởi cho biết: Công việc tháo dỡ công trình ở Nhật Bản cho tôi thu nhập khá cao, bình quân từ 60 - 70 triệu đồng/tháng. Với khoản tiền tích lũy được, tôi mua đất xây dựng nhà cửa khang trang và mua 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ vừa làm phương tiện đi lại vừa làm dịch vụ chở khách.

Xóm Báo có 120 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Thái. Ông Hà Văn Thuỷ, Trưởng xóm chia sẻ: Mặc dù là địa bàn trung tâm xã nhưng ngoài lợi thế về đồng đất, đồi rừng, kinh tế của xóm chưa có bước đột phá, thương mại, dịch vụ chậm phát triển. Qua điều tra, rà soát, xóm còn 20 hộ nghèo. Những năm gần đây, chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được Đảng, Nhà nước chú trọng thúc đẩy. Qua các kênh tuyên truyền, một số gia đình đã động viên con em đi XKLĐ. Việc lựa chọn con đường lập nghiệp này không chỉ giúp con em mở mang tư duy, nâng cao kiến thức, kỹ năng mà còn nâng cao thu nhập, giúp đời sống của nhiều hộ gia đình trở nên khấm khá.

Người đầu tiên đi XKLĐ ở xãBao La là chị Hà Thị Quyên (SN 1988) ở xóm Báo. Cách đây gần 10 năm, chị tham gia thị trường lao độngNhật Bản với công việc đóng gói thực phẩm. Sau khi hết hạn hợp đồng, chị tiếp tục gia hạn 3 năm trước khi trở lại quê hương. Công việc ở nước ngoài giúp chị tiết kiệm được một khoản tiền. Chị trở thành "địa chỉ tin cậy” để các bạn trẻ trong xóm và xã yên tâm theo đuổi con đường du học nghề và XKLĐ.

Theo thống kê sơ bộ, toàn xã có 14 lao động đang đi làm việc ở nước ngoài với 2 hình thức du học và XKLĐ, tập trung ở xóm Báo và rải rác ở 9 xóm khác. Sau chị Quyên có một số trường hợp đi làm việc ở nước ngoài hiệu quả và xin gia hạn nhiều lần, như ở xóm Báo có Hà Thị Hồng Chuyên (SN 1999), Hà Thị Thư (SN 2000) làm việc tại Nhật Bản với đơn hàng đóng gói thực phẩm… Hiện nay, có một số lao động trẻ trên địa bàn xã vừa đỗ đơn hàng, chuẩn bị xuất cảnh sang Nhật Bản, như em: Hà Văn Giáp (SN 2003) ở xóm Băng; Hà Quốc Cường (SN 2002) ở xóm Phày Mòn. Công việc khi sang nước ngoàilàm thường là hàn xì đối với nam, đóng gói thực phẩm, phục vụ nhà hàng đối với nữ.

Đồng chí Hà Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bao La cho biết: Xã có 10 xóm, 1.194 hộ, 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, trên 60% là lao động nông thôn. Qua điều tra, rà soát, hiện tỷ lệ hộ nghèo còn 18,93%, hộ cận nghèo 11,98%. Bên cạnh giải pháp đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ, chính quyền địa phương phối hợp và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến địa bàn tuyên truyền, tư vấn, thông tin thị trường việc làm ngoài nước đến người dân. Cùng với tuyên truyền chính sách, những "địa chỉ tin cậy” đã, đang tham gia thị trường XKLĐ tạo ra tác động xã hội đáng kể, giúp giải quyết việc làm, tạo nguồn thu ngoại tệ, mang lại thu nhập cho lao động. Trên địa bàn xã ngày càng có nhiều lao động tham gia chương trình để góp phần đưa kinh tế gia đình ổn định, khá giả hơn, có vốn và kiến thức chuyên môn để mở mang công việc làm ăn và xây dựng cuộc sống.

Bùi Minh


Các tin khác


Giá vàng sáng 23/11 giảm mạnh

Giá vàng sáng 23/11 được các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý điều chỉnh giảm.

Huyện Tân Lạc: Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên

Thông qua các chương trình cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên để thoát nghèo bền vững.

Huyện Cao Phong hối hả vào vụ thu hoạch cam

Từ cuối tháng 10, các hộ gia đình, nhà vườn cũng như các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cao Phong hối hả vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2023 - 2024, trong đó chủ yếu là cam lòng vàng. Với vị ngọt đậm đà, vỏ ngoài có hương dầu đặc trưng, cam Cao Phong vẫn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Huyện Kim Bôi chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới

Năm 2022 là năm đầu tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021- 2025. Theo đó, có nhiều nội dung thay đổi, bổ sung, mức độ yêu cầu tiêu chí cao hơn. Huyện Kim Bôi đã sớm bắt nhịp, tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận trong xây dựng NTM.

Huyện Tân Lạc có 19 hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt động ổn định

Xác định quá trình xây dựng NTM, HTX có vai trò quan trọng trong cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm… thời gian qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy thành lập HTX; định hướng đổi mới hình thức, tổ chức HTX…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục