Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong công tác chỉ đạo, điều hành của đơn vị, địa phương mình. Các đơn vị, địa phương đã triển khai toàn diện nội dung CCHC, hướng tới xây dựng bộ máy chính quyền, cán bộ, công chức phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp (DN).


Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Tân Lạc đáp ứng nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Tân Lạc mới thấy được sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nơi đây. Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng cán bộ trực ở bộ phận một cửa vẫn niềm nở, hướng dẫn tận tình thủ tục khi các tổ chức, cá nhân đến giao dịch. Đồng chí Hà Minh Phúc, Trưởng phòng Nội vụ huyện Tân Lạc cho biết: Là đơn vị xếp thứ nhì khối các huyện, thành phố về chỉ số CCHC và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức năm 2022, thời gian qua, nhiệm vụ CCHC của huyện được thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực theo Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ. Trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của huyện; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đến nay, 16/16 xã, thị trấn có bộ phận một cửa hiện đại. Hệ thống văn bản điều hành của huyện được kết nối đến xã để gửi, nhận văn bản điện tử và kết nối với trục liên thông quốc gia...

Cũng như ở huyện Tân Lạc, thời gian qua, công tác CCHC được các cấp, ngành, huyện, thành phố triển khai thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp thiết thực. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức các hội nghị giao ban chuyên đề "Tỉnh Hòa Bình đồng hành với các DN để cùng phát triển”; "Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm CBCCVC, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh”. Chủ tịch UBND tỉnh đã gặp gỡ, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2023; tổ chức đối thoại của lãnh đạo UBND tỉnh với thanh niên tỉnh, các huyện Yên Thủy, Kim Bôi; tăng cường chỉ đạo nắm bắt cơ sở, tổ chức các hội nghị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình trọng điểm, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của tỉnh.

Trên cơ sở các quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC) của bộ, ngành T.Ư, 9 tháng năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 54 quyết định công bố 514 TTHC, trong đó, công bố mới 197 TTHC; sửa đổi, bổ sung 235 TTHC; bãi bỏ, hủy bỏ 82 TTHC. 100% TTHC sau khi công bố được Văn phòng UBND tỉnh cập nhật, công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền đều được niêm yết, công khai đầy đủ, kịp thời tại bộ phận một cửa các cấp, trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định.

Tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 10 huyện, thành phố và 151 xã, phường, thị trấn. 9 tháng năm nay, toàn tỉnh tiếp nhận 293.161 hồ sơ TTHC. Tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,63%; cấp huyện đạt 99,84%; cấp xã đạt 99,9%... Qua đó, một số lĩnh vực CCHC đạt được kết quả nổi bật như: Tỉnh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm biên chế công chức, viên chức giai đoạn 2015 - 2021 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả Chỉ số CCHC năm 2022 của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020. Bộ chỉ số phục vụ người dân, DN trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công của tỉnh (tính đến hết ngày 14/9/2023) đạt 76,43/100 điểm, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố. Việc thực hiện các TTHC đã từng bước giúp người dân, tổ chức, DN giảm thời gian, chi phí đi lại; tránh được tình trạng CBCCVC quan liêu, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ và giúp tăng tính minh bạch trong giải quyết TTHC...

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ CCHC, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo thực hiện. Theo đó, chủ động rà soát, triển khai các nhiệm vụ, công việc đã đề ra trong năm 2023; quan tâm phát triển và hỗ trợ DN. Chú trọng thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quyết liệt thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh. Triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC, Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh năm 2023. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, công chức, công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ...

Hương Lan

Các tin khác


Huyện Cao Phong hối hả vào vụ thu hoạch cam

Từ cuối tháng 10, các hộ gia đình, nhà vườn cũng như các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cao Phong hối hả vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2023 - 2024, trong đó chủ yếu là cam lòng vàng. Với vị ngọt đậm đà, vỏ ngoài có hương dầu đặc trưng, cam Cao Phong vẫn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Huyện Kim Bôi chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới

Năm 2022 là năm đầu tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) theo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021- 2025. Theo đó, có nhiều nội dung thay đổi, bổ sung, mức độ yêu cầu tiêu chí cao hơn. Huyện Kim Bôi đã sớm bắt nhịp, tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận trong xây dựng NTM.

Huyện Tân Lạc có 19 hợp tác xã nông, lâm nghiệp hoạt động ổn định

Xác định quá trình xây dựng NTM, HTX có vai trò quan trọng trong cơ cấu lại sản xuất, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm… thời gian qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy thành lập HTX; định hướng đổi mới hình thức, tổ chức HTX…

Phát triển bền vững rừng sản xuất

Với những chính sách quan trọng nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, hiện, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 51%. Kinh tế rừng đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trong kinh tế của tỉnh.

Khuyến công Hòa Bình: Hoạt động hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, hoạt động khuyến công (HĐKC) đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc khuyến khích thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. HĐKC đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận và hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục