Chiều 14/12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị chuyên đề Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh, nghe báo cáo tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn và KCN Yên Quang, Bình Phú, TP Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

KCN Nhuận Trạch có diện tích 213,68ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.389 tỷ đồng. Đến nay đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 132ha; dự kiến hết năm 2023 đạt khoảng 186ha. Nhà đầu tư hạ tầng đang thực hiện thủ tục xin giao đất đợt 1 với diện tích 32,36ha. UBND huyện Lương Sơn đã khởi công khu tái định cư (TĐC) diện tích 1,24 ha, quy hoạch vị trí TĐC cho các hộ bị thu hồi đất và thực hiện xong chi trả tiền diện tích 1,24 ha. Tuy nhiên, do KCN Nhuận Trạch chưa có Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 do đó chưa đủ cơ sở để Bộ Xây dựng tiếp tục thẩm định hồ sơ. Hiện nay chưa có giá đất ở cụ thể làm cơ sở để lập phương án bồi thường đối với các trường hợp bị thu hồi đất ở.

KCN Bình Phú có diện tích 214,29 ha, tổng vốn đầu tư 1.718,6 tỷ đồng, đến nay đã GPMB khoảng 156,18 ha. UBND TP Hoà Bình đã hoàn thành xây dựng khu TĐC và đang tiến hành xác định giá đất ở cụ thể và giá đất TĐC. Dự kiến hoàn thành phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng trong tháng 2/2024. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là công tác quy hoạch còn vướng mắc do UBND thành phố đang lập quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000.

KCN Yên Quang có diện tích 200,11 ha (trong đó diện tích đất KCN Yên Quang 180,62ha, diện tích khu dân cư hiện trạng 19,49 ha), tổng vốn đầu tư hơn 1.610 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành GPMB khoảng 72 ha. UBND TP Hòa Bình đã quy hoạch vị trí TĐC, lựa chọn nhà thầu thi công hạ tầng khu TĐC cho các hộ dân bị thu hồi đất. Nhà đầu tư hạ tầng đã được giao đất, cho thuê đất 3 đợt với tổng diện tích 33,7 ha. Tuy nhiên, vướng mắc do chồng lấn ranh giới quy hoạch KCN Yên Quang (đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch) với ranh giới của đường cao tốc Láng - Hòa Lạc giai đoạn 2, gây khó khăn trong công tác lập quy hoạch.

Tại hội nghị, các chủ đầu tư kiến nghị, đề xuất một số vấn đề liên quan đến đẩy nhanh công tác GPMB; tạo điều kiện linh hoạt giao đất, cho thuê đất; giải quyết chồng lấn ranh giới dự án; sớm hoàn thiện quy hoạch phân khu 1/2000, cập nhật quy hoạch 1/500; đẩy nhanh xây dựng khu TĐC và tiến độ các dự án hạ tầng kỹ thuật thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Một trong những nội dung quan trọng trong quy hoạch tỉnh là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Hoà Bình. Việc xây dựng hạ tầng KCN đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư các doanh nghiệp, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho tỉnh. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 3 KCN này là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong năm 2024.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đánh giá cao sự nỗ lực của các địa phương, các sở, ngành và đơn vị đầu tư hạ tầng KCN đã tích cực, chủ động phối hợp để triển khai các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng 3 KCN. Đồng thời đề nghị các cơ quan phối hợp tích cực để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2000 của 3 KCN và điều chỉnh quy hoạch 1/500 phù hợp với quy hoạch phân khu để trình Bộ Xây dựng. Mong muốn cuối quý I, đầu quý II/2024, KCN Nhuận Trạch có được giấy phép xây dựng và tổ chức thi công. Đối với KCN Yên Quang và Bình Phú tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để sớm đưa vào khai thác. UBND TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn phối hợp với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ GPMB các KCN, đảm bảo các điều kiện liên quan đến TĐC cho người dân.


Đỗ Hà

Các tin khác


Gỡ nút thắt thu ngân sách

Chỉ còn hơn mười ngày nữa là hết năm 2023, dự kiến thu ngân sách nhà nước có thể "về đích” giữa những bộn bề khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các khoản thu sụt giảm.

Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Khi được hỏi về phương hướng triển khai kinh doanh trong 1-2 năm tới, có 56,7% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trả lời sẽ "mở rộng".

Dưa hấu Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Tất cả vùng trồng, cơ sở đóng gói dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Kinh nghiệm xây dựng nông mới kiểu mẫu ở xã Yên Trị

Năm 2011, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng II, sau 10 năm Yên Trị trở thành xã NTM kiểu mẫu của tỉnh.

Hết năm 2023, có 79/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến hết tháng 11/2023, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 56,6%, trong đó có 28 xã NTM nâng cao; 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã. Có 3 địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là: TP Hòa Bình và 2 huyện Lương Sơn, Lạc Thủy. Hiện nay, các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM.

Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục