UBND tỉnh vừa có Công văn số 2171/UBND-KTN về rà soát, việc quản lý sử dụng đất đối với các khu tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số do thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:

UBND các huyện, thành phố chủ động làm việc với Sở NN&PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT để thống nhất hồ sơ, thủ tục bàn giao, tiếp nhận các dự án tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số do thiên tai tại các địa phương; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cấp huyện để thực hiện các thủ tục đo đạc, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định.

UBND các huyện, thành phố sau khi tiếp nhận hồ sơ các dự án, thực hiện rà soát lại toàn bộ trình tự, thủ tục để đưa vào danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất làm cơ sở đưa vào danh mục kế hoạch sử dụng đất hằng năm để thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định (đối với các dự án đã được UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT thì không thực hiện đưa vào kế hoạch sử dụng đất); trường hợp dự án chưa thực hiện thủ tục về đất đai, lập hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, hồ sơ xin giao đất để thực hiện công trình, dự án nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

UBND các huyện: Mai Châu, Kim Bôi, Cao Phong phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (trực tiếp Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) rà soát số liệu, xác định ranh giới dự án, chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn thiện bản đồ địa chính của dự án đo đạc tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán; thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất trước khi lập hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Về nội dung giải quyết vướng mắc khi thu hồi đất ở, đất trồng cây lâu năm trong cùng một thửa đất đối với trường hợp phải di chuyển do thiên tại tại các địa phương, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan có văn bản hướng dẫn từng trường hợp cụ thể để UBND các huyện, thành phố có cơ sở triển khai thực hiện…

P.V (TH)

Các tin khác


Dưa hấu Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Tất cả vùng trồng, cơ sở đóng gói dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Kinh nghiệm xây dựng nông mới kiểu mẫu ở xã Yên Trị

Năm 2011, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng II, sau 10 năm Yên Trị trở thành xã NTM kiểu mẫu của tỉnh.

Hết năm 2023, có 79/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến hết tháng 11/2023, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 56,6%, trong đó có 28 xã NTM nâng cao; 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã. Có 3 địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là: TP Hòa Bình và 2 huyện Lương Sơn, Lạc Thủy. Hiện nay, các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM.

Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.

Dấu ấn công tác khuyến công

Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN), Sở Công Thương đã triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, không chỉ tiếp sức, tạo động lực cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm… mà còn đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương.

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Việt Nam hiện đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Đây là thuận lợi lớn cho ngành nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) khi xuất khẩu hàng hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục