Năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với "cú huých” từ sự ổn định tương đối trong năm 2022, cùng những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nông sản xứ Mường tiếp tục có thêm cơ hội vươn tới những thị trường mới, đặc biệt là những thị trường xuất khẩu khó tính.


Các sản phẩm nông sản của Công ty CP Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy)  được sản xuất theo dây chuyền khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn ISO 22000-2018 và xuất khẩu.


Sản phẩm bưởi Diễn của HTX nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) được chăm sóc theo quy trình GlobalGAP.

Chinh phục thị trường mới

Tháng cuối cùng của 2023, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn vui mừng trước sự kiện lô bưởi Diễn đầu tiên do nông dân địa phương sản xuất được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Tín hiệu tích cực này minh chứng cho sự nỗ lực, chủ động thay đổi tư duy sản xuất của người dân, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và đồng hành của doanh nghiệp. Thời gian trước đó, sản phẩm bưởi của địa phương còn chưa có đầu ra ổn định, chủ yếu bán cho tư thương, chưa có hợp đồng ký kết tiêu thụ lâu dài; chất lượng sản phẩm không được đồng đều giữa các vườn. Hơn nữa, người sản xuất thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng; các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác chưa chủ động trong hoạt động xúc tiến thương mại; chưa khai thác được lợi thế vị trí địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, mã số vùng trồng (MSVT)… do đó, sản phẩm bưởi 100% bán tươi, chưa có khu sơ chế đảm bảo và hệ thống kho bảo quản nên chịu áp lực tiêu thụ khi đến thời kỳ thu hoạch. 

Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Đầu năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh đã kết nối với Công ty cổ phần (CP) R.Y.B và huyện Lương Sơn để xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi huyện Lương Sơn. Diện tích thực hiện 51,06 ha, với sự tham gia của 82 hộ là thành viên của 2 HTX và 1 tổ hợp tác trồng bưởi trên địa bàn. Trong khoảng 1 năm, với việc chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, các sản phẩm bưởi đã vượt qua 900 chỉ số phân tích, đánh giá dư lượng hoạt chất BVTV, đảm bảo độ Brix. Chất lượng bưởi đã thay đổi rất nhiều về độ ngọt, sản lượng, hình thức quả... đạt với yêu cầu khó tính của thị trường, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ - là thị trường xuất khẩu mới của tỉnh. 

Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến của tỉnh, Công ty CP Kim Bôi, khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) tiếp tục thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh, cải tiến công nghệ, kỹ thuật để chuẩn bị cho dự định chinh phục những thị trường mới trong những năm tiếp theo. Ông Ngô Hoàng Long, Giám đốc phụ trách, điều hành sản xuất Công ty CP Kim Bôi cho biết: Năm 2023, công ty đã xuất khẩu trên 430 tấn sản phẩm măng tươi, măng chế biến, phở khô, sung muối, dưa cải muối..., tương đương doanh thu khoảng 20.119 triệu đồng. Bước sang năm 2024, công ty mong muốn được ngành chuyên môn của tỉnh hỗ trợ cấp mã vùng nguyên liệu thuộc vùng nguyên liệu khai thác tự nhiên được phép, để trồng vùng măng nguyên liệu mới cung cấp cho công ty; hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chuẩn Halal của các nước Đạo Hồi để hướng tới xuất khẩu sang thị trường mới, nhiều tiềm năng là các nước khu vực Trung Đông (Ả rập Xê út, Qatar, Oman...).

Năm qua, từ sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh; sự nỗ lực, sát sao hỗ trợ sản xuất từ các cơ quan chuyên môn và địa phương; sự chủ động của doanh nghiệp, HTX và sự cần cù, sáng tạo của người sản xuất đã đưa một số sản phẩm nông sản mới được xuất khẩu, góp phần nâng cao thương hiệu, giá trị nông sản của tỉnh. Đã có 14 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác có sản phẩm nông sản, lâm sản được xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 71 MSVT và mã số cơ sở đóng gói được cấp cho diện tích trên 600ha với các loại cây trồng: bưởi, nhãn, chuối, thanh long, dưa hấu và rau... 

Tiếp nối những thành tựu của năm trước, năm 2023, toàn tỉnh xuất khẩu chính ngạch nhiều sản phẩm sang thị trường các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc và thị trường một số nước EU, tổng doanh thu đạt trên 978,45 tỷ đồng; trong đó, nhóm sản phẩm nông sản đạt 615,74 tỷ đồng. Đồng chí Nguyễn Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm gần đây, các cơ sở sản xuất nông nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đã dần thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm cũng như việc chứng nhận cho sản phẩm xuất khẩu. Đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới xuất khẩu nông sản, sản lượng năm sau nhiều hơn năm trước. Chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì từng bước được nâng lên phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại các nước nhập khẩu. Qua đánh giá, tỷ lệ giá trị xuất khẩu nông, lâm sản năm 2023 tăng 10,01% so với năm 2022 (năm 2022 đạt 889,39 tỷ đồng). 

Chủ động thích ứng, tìm hướng đi lâu dài

Để khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, trong năm 2023, ngành NN&PTNT tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu đặt ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cùng với đó, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy sản xuất,     kết nối tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở các chính sách của HĐND tỉnh, các quyết định, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao đã đưa ra các giải pháp để tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, tập trung vào sản xuất an toàn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; đẩy mạnh cấp, giám sát MSVT, mã số cơ sở đóng gói; kết nối giữa doanh nghiệp sơ chế, chế biến với các vùng sản xuất tập trung; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản trong và ngoài nước.

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các nước EU được đánh giá là thị trường có lợi thế lớn về xuất khẩu và thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ nhờ Hiệp định EVFTA với doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng cao đối với các mặt hàng rau, quả, các loại hạt tốt cho sức khỏe và các sản phẩm đặc sản có chất lượng cao... Đây chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản đang được sản xuất, sơ chế, chế biến hiện có và nghiên cứu, tìm hiểu để sản xuất thêm những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường các nước có nhu cầu nhập khẩu về lâu dài. Để phát huy những kết quả đã đạt được và đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu nông sản chủ lực trong những năm tiếp theo cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Định hướng cho các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết, tìm kiếm, mở rộng thị trường. Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đề xuất với Bộ NN&PTNT quan tâm, triển khai các nội dung về xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh được ban hành theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT, ngày 25/3/2022 của Bộ NN&PTNT...


Thu Hằng

Các tin khác


Lương Sơn - sức vươn vùng đất cửa ngõ

Huyện Lương Sơn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ nối miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng. Những năm qua, Lương Sơn chuyển mình mạnh mẽ, là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hướng tới phát triển công nghiệp bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội. Để công nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp với mục tiêu chung là chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường và ưu tiên phát triển hạ tầng các khu công nghiệp.

Xuân Mường Thàng

Giáp Tết, ở khắp các vườn cam tại huyện Cao Phong không khí nhộn nhịp hơn ngày thường không chỉ bởi tư thương đến thu mua mà các nhà vườn còn rộng cửa đón khách đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức và mua cam. Tiếng cười giòn tan như xua đi giá lạnh, hứa hẹn một mùa Xuân đủ đầy. Với sức sống căng tràn, mùa Xuân trên quê hương Mường Thàng được "vẽ” nên bởi nhiều gam màu tươi sáng hơn.

Nuôi cá “khủng” trên công trình thế kỷ

Hồ Hoà Bình không chỉ nổi tiếng vì cảnh sắc sông núi hữu tình, mà nơi đây còn bảo tồn hàng trăm loài cá, tôm quý. Nếu dưới lòng hồ được đồn đoán đang có nhiều "thuỷ quái” với kích thước to lớn thì ở trên mặt nước nghề nuôi cá lồng phát triển hàng chục năm qua cũng đã cho ra đời những con cá có kích thước "khủng”.

Nông sản đặc trưng "vượt sóng” xuất ngoại

Năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với "cú huých” từ sự ổn định tương đối trong năm 2022, cùng những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nông sản xứ Mường tiếp tục có thêm cơ hội vươn tới những thị trường mới, đặc biệt là những thị trường xuất khẩu khó tính.

Đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực vượt khó hoàn thành thắng lợi các mục tiêu năm 2024

LTS: Năm 2023 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sức mạnh đoàn kết, sự năng động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước thềm Xuân mới 2024, đồng chí BÙI VĂN KHÁNH, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho phóng viên Báo Hòa Bình cuộc phỏng vấn, chia sẻ về những nỗ lực, thành công; đồng thời nhận định về cơ hội, thách thức và quyết tâm của tỉnh trong năm mới để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục